Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 07/11/2024 - 20:24
(Thanh tra) - Trước thông tin cho rằng quy định toàn dân sử dụng muối i-ốt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người thừa i-ốt, chiều ngày 7/11, Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm. Ảnh: PA
Theo Bộ Y tế, lập luận thiếu cơ sở khoa học, bằng chứng của một số cá nhân, doanh nghiệp trong thời gian qua đưa ra gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến các nỗ lực của ngành Y tế trong phòng, chống các các rối loạn thiếu i-ốt, đi ngược lại với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, theo báo cáo 2021 của Mạng lưới toàn cầu về phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Thiếu vi chất dinh dưỡng là “nạn đói tiềm ẩn” do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng thiếu hụt i-ốt tại Việt Nam nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương và Viện Dinh dưỡng, hiện nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt. Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020 cho thấy, ở tất cả các nhóm đối tượng, mức trung vị i-ốt niệu đều thấp hơn so với khuyến cáo (số liệu cụ thể ở phần thực trạng). Tỷ lệ người có nồng độ i-ốt niệu vượt quá ngưỡng 300ppm là 0% (ngưỡng > 300ppm là ngưỡng có i-ốt niệu cao).
Với kết quả này, khẳng định người dân Việt Nam vẫn còn chưa đạt đủ lượng i-ốt tiêu thụ hàng ngày so với khuyến nghị. Cho đến nay, chưa có một y văn nào đề cập đến chương trình sử dụng muối i-ốt toàn dân dẫn đến hệ quả về bệnh lý tuyến giáp.
Bản thân thiếu i-ốt hoặc i-ốt cao gây ra các bệnh về tuyến giáp cũng được xếp vào hậu quả của thiếu i- ốt, đây là đánh giá xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới. Trên vùng thiếu i-ốt nặng sẽ gây ra tăng tỷ lệ cường giáp trên những nhân tuyến giáp tự miễn và trên những người bị cường giáp dưới lâm sàng khi thực hiện bổ sung i-ốt.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sau 5-10 năm bổ sung i-ốt thường xuyên, thì tỷ lệ mắc cường giáp sẽ suy giảm, tương ứng với những vùng không bị thiếu i-ốt. Cường giáp là bệnh tự miễn, điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp là chủ yếu. Nếu điều trị nội khoa thất bại hoặc yếu tố miễn dịch vẫn còn cao sau thời gian dài điều trị nội khoa thì nên lựa chọn phẫu thuật hoặc điều trị xạ.
Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất của hệ nội tiết, đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Theo số liệu GLOBOCAN năm 2020 của Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) ung thư tuyến giáp đứng hàng 11 về số ca mắc mới ung thư, chiếm 3% trong tổng số ca mắc mới của tất cả các loại ung thư.
Tại Việt Nam, theo số liệu của GLOBOCAN năm 2020, cũng như tình hình trên thế giới, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 10 về số ca mắc mới, đứng thứ 6 ở nữ giới về tỷ lệ mắc mới trong tất các loại ung thư, gấp 4 lần so với nam giới.
Nguyên nhân ung thư tăng do sự phát triển kỹ thuật và ý thức của người dân khám phát hiện sớm. Chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định thừa i-ốt gây ra ung thư tuyến giáp.
Tổ chức Y tế thế giới và các cơ quan nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô lớn là một biện pháp can thiệp y tế công cộng hiệu quả nhằm ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, phù hợp với cam kết chung Thập kỷ Hành động vì dinh dưỡng của Liên hợp quốc và các khuyến nghị hiện tại của Tổ chức Y tế thế giới. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến trên toàn cầu không dẫn đến bất kỳ nguy cơ nào về độc tính hay bổ sung quá mức.
Trước ý kiến, kiến nghị liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng của hiệp hội, hội về thực phẩm trong thực hiện Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, ngày 14/3/2017, Bộ Y tế đã có Công văn số 1216/BYT-PC trả lời ý kiến của doanh nghiệp trong triển khai Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 09/2016/NĐ-CP gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối, thực phẩm, hiệp hội về thực phẩm tại Việt Nam.
Tuy nhiên 8 năm nay, Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ bằng chứng khoa học nào của doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng muối tăng cường i-ốt bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng. Như vậy, các kiến nghị không chính xác, không có cơ sở khoa học của doanh nghiệp trước đó là cản trở, đã dẫn đến chậm thực thi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP.
Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó có giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP theo hướng chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng sử dụng muối i-ốt. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu và kết quả 2 lần đều cho thấy thực trạng thiếu hụt i-ốt của người dẫn vẫn ở ngưỡng cộng đồng.
Do đó, Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF, Mạng lưới i-ốt toàn cầu, HealthBridge Canada, Bộ Y tế và một số chuyên gia bảo vệ sức khoẻ khuyến cáo mạnh mẽ Chính phủ giữ nguyên các quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tại Nghị định 09/2016-NĐ-CP.
Tại buổi làm việc với doanh nghiệp vào ngày 30/10 vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế có ý kiến sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu thực tế tại cơ sở sản xuất có sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm để làm rõ về ảnh hưởng của muối i-ốt đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Trường hợp bằng chứng khoa học cho thấy việc sử dụng muối i-ốt làm thực phẩm bị biến đổi về màu sắc, mùi vị hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng thì sẽ đề nghị Chính phủ loại trừ đối với các sản phẩm này trong Nghị định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai năm 2024.
Phương Anh
21:05 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Nhật Minh
14:05 20/11/2024Nguyễn Mạnh Cường - Chánh Thanh tra Bộ Y tế
13:54 20/11/2024Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh