Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 05/11/2024 - 21:45
(Thanh tra) - Bộ Y tế vừa có báo cáo giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Cử tri nhiều địa phương phản ánh về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế công lập nên nhiều trẻ em không được tiêm chủng đúng lịch. Ảnh minh hoạ: PV
Tại báo cáo này, cử tri nhiều địa phương phản ánh về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế công lập khiến nhiều trẻ em không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Báo cáo cho biết, qua giám sát cho thấy, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98 ngày 10/7/2023 về việc bố trí ngân sách Trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó đã xác định bảo đảm có vắc xin sớm nhất là một nhiệm vụ cấp bách và giao Bộ Y tế trong tháng 7 năm 2023, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 104 quy định về hoạt động tiêm chủng theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Tuy nhiên, đến ngày 5/2/2024, Nghị định số 13 sửa đổi Nghị định số 104 mới được ban hành, theo đó ngân sách Trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để đảm bảo kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến tháng 6/2024, Bộ Y tế mới ban hành Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2024, quá chậm để các địa phương có thể triển khai thực hiện.
Theo báo cáo, tại nhiều địa phương tình trạng thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã diễn ra từ cuối năm 2022, đến thời điểm tháng 9/2024 vẫn xảy ra tình trạng này.
Giải trình về vấn đề này, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết thực trạng tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng thấp sau dịch bệnh COVID-19 xảy ra trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ do các biện pháp cách ly, hạn chế đi lại; việc cung cấp các dịch vụ y tế bị hạn chế, gián đoạn trong đó có tiêm chủng.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới, trong đó có Việt Nam luôn diễn biến phức tạp, khó lường, các dịch bệnh mới nổi xuất hiện như bệnh đậu mùa khỉ và nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành đang có nguy cơ lây lan, bùng phát trở lại. Ngoài ra, một số bệnh bùng phát theo chu kỳ như bệnh sởi (3 - 5 năm)...
Báo cáo cũng nêu rõ, giai đoạn trước 2023, Bộ Y tế được giao kinh phí mua vắc xin và phân bổ cho các địa phương.
Từ năm 2023, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các địa phương mua vắc xin từ ngân sách của địa phương. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai, các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí, phê duyệt kinh phí, đấu thầu, phê duyệt giá cũng như kinh nghiệm triển khai... Vì vậy nhiều địa phương đã kiến nghị đề nghị Bộ Y tế tiếp tục làm đầu mối mua vắc xin và phân bổ cho các địa phương.
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2023/QH15, trong đó chỉ đạo bố trí ngân sách Trung ương để tiếp tục thực hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo đảm thống nhất, kịp thời, hiệu quả trong cả nước.
Từ đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10/7/2023 của Chính phủ về việc bố trí ngân sách Trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó giao Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ.
Ngay sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành, để đảm bảo cung ứng đầy đủ vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, cuối năm 2023, Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh/thành phố và tổng hợp nhu cầu vắc xin 2024 trên cả nước; hoàn thành thủ tục mua sắm 10 loại vắc xin sản xuất trong nước và chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận khoảng 24,2 triệu liều vắc xin các loại sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ nguồn ngân sách Nhà nước và viện trợ; đến nay đã phân bổ 22,79 triệu liều theo kế hoạch cho các địa phương.
Cũng theo Bộ Y tế, kế hoạch tiêm chủng mở rộng hàng năm là tổng hợp từ đăng ký nhu cầu của các địa phương. Đối với tổng hợp nhu cầu vắc xin năm 2024, Bộ Y tế (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát, xác định nhu cầu vắc xin trong tiêm chủng mở rộng 6 tháng cuối năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025 ngay từ tháng 12/2023.
Năm 2024, Bộ Y tế chưa được bố trí kinh phí cho hoạt động tiêm chủng mở rộng ngay từ đầu năm như giai đoạn 2016 - 2022. Do đó, sau khi Nghị định số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104 được ban hành, tháng 4/2024, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề xuất nhu cầu kinh phí để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng 2024.
Trong quá trình triển khai các quy trình, thủ tục mua sắm vắc xin, để đảm bảo cung cấp vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch Bộ Y tế đã chủ động đề nghị WHO, UNICEF, Chính phủ Úc, các tổ chức viện trợ, hỗ trợ vắc xin phối hợp Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, Viêm gan B và Hib (DPT-VGB-Hib) và vắc xin Sởi -Rubella trong năm 2023 - 2024.
Cũng trong giai đoạn chờ phê duyệt kinh phí năm 2024, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành mua sắm các vắc xin cần cung ứng ngay cho Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm vắc xin uốn ván và vắc xin viêm gan B tiêm cho đối tượng trẻ sơ sinh.
Theo Bộ Y tế, trong quá trình mua sắm vắc xin còn một số khó khăn, như hiện nay quy trình mua sắm vắc xin còn nhiều thủ tục cần thời gian triển khai thực hiện (ước tính khoảng 2-3 tháng). Ngoài ra, các quy trình mua sắm vắc xin bao gồm: Giao dự toán ngân sách Nhà nước; phê duyệt kế hoạch đặt hàng; xây dựng phương án giá; thẩm định giá và phê duyệt (2 tháng). Quá trình thẩm định và phê duyệt giá vắc xin trải qua nhiều bước, yêu cầu phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các đơn vị sản xuất, điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong việc ban hành giá cụ thể, ảnh hưởng đến tiến độ mua sắm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 21/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ hai năm 2024.
Phương Anh
21:05 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Phương Anh
14:35 21/11/2024Phương Anh
15:07 20/11/2024Nhật Minh
14:05 20/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân