Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 11/06/2025 - 07:12
(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt vừa ký ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc của Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực phía Bắc (Cục I), Thanh tra Chính phủ.
Cục I trong một buổi họp tổng kết. Ảnh: TH
Theo đó, Cục I có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Bắc, gồm: Hà Nội, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương.
Cục có nhiệm vụ, chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy định, chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, hằng năm và các chương trình, kế hoạch khác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Thanh tra Chính phủ khi được giao.
Phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc địa bàn phụ trách; hướng dẫn Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra tỉnh) khu vực phía Bắc xây dựng kế hoạch thanh tra và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra.
Hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các địa phương khu vực phía Bắc khi được Tổng Thanh tra giao.
Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ trong việc phối hợp với Kiếm toán Nhà nước đế xử lý việc chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán Nhà nước thuộc địa bàn phụ trách; tham mưu Tổng Thanh tra hướng dẫn các cơ quan thanh tra trong việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm toán Nhà nước khi được giao; tham mưu Tổng Thanh tra chủ trì xử lý việc chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tham mưu Tổng Thanh tra kiến nghị cơ quan Nhà nước có tham quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
Tham mưu Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Chủ trì tham mưu Tổng Thanh tra góp ý dự thảo các văn bản, dự án, đề án do các địa phương khu vực phía Bắc chủ trì xây dựng lấy ý kiến tham gia của Thanh tra Chính phú.
Chủ trì, tổng hợp báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các địa phương khu vực phía Bắc định kỳ và đột xuất…
Bên cạnh đó, tham mưu Tổng Thanh tra thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh khu vực phía Bắc và trong việc thanh tra các vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều UBND tỉnh; nắm tình hình, báo cáo kết quả và đề xuất Tổng Thanh tra cho ý kiến chỉ đạo thanh tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ khi được Tổng Thanh tra giao.
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh khi được Tổng Thanh tra giao. Đề xuất Tổng Thanh tra quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Chánh Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tô chức, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động của các đoàn thanh tra, tổ công tác, tổ kiểm tra, tổ xác minh do Cục I chủ trì theo quy định; hướng dẫn, triển khai thực hiện, tổng hợp kết quả và xây dựng báo cáo tổng kết các cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng được phân công.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận, kiến nghị, chỉ đạo, quyết định xử lý của Thanh tra Chính phủ và của Thủ tướng Chính phủ đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh do Cục I chủ trì kiểm tra, xác minh, rà soát khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Tham mưu Tổng Thanh tra xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
Tham mưu Tổng Thanh tra xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì tham mưu Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
Tham mưu Tổng Thanh tra theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với các UBND tỉnh thuộc khu vực phía Bắc; khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đề xuất Tổng Thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
Về nguyên tắc làm việc, Cục I làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Thanh tra, đúng quy định pháp luật, đề cao trách nhiệm và kỷ luật cá nhân, phát huy năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo trong công tác của công chức và hiệu quả trong hoạt động của Cục.
Công chức của Cục khi tham gia các đoàn thanh tra, tổ công tác, tổ kiểm tra, tổ xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ các quy định về tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra, tổ công tác, tổ kiểm tra, tổ xác minh; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, trước Tổng Thanh tra Chính phủ, trước Cục trưởng về kết quả công việc được phân công, được giao.
Cục có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng với 6 phòng chức năng: Phòng Tổng hợp; Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 (Phòng 1); Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 (Phòng 2); Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 (Phòng 3); Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 (Phòng 4); Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 5 (Phòng 5); Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 6 (Phòng 6).
Cục chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra phụ trách; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, báo cáo kịp thời với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác theo quy định; khi cần thiết có kiến nghị với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ về các vấn đề cần giải quyết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Đắk Lắk đang lấy ý kiến các thành viên UBND tỉnh đối với dự thảo hồ sơ Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan Thanh tra tỉnh. Sau khi lấy lấy kiến, UBND tỉnh sẽ báo cáo Đảng ủy UBND tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
(Thanh tra) - Báo Thanh tra là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn khoa học, phổ biến, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, lý luận, nghiệp vụ, trọng tâm là lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xây dựng lực lượng ngành Thanh tra; thông tin trung thực, khách quan, kịp thời về hoạt động của ngành Thanh tra theo quy định của Luật Báo chí và của Thanh tra Chính phủ.
Thái Hải
Phương Anh
Hải Hà
Phương Anh
Minh Nguyệt
Diệu Linh
Trần Quý
Trần Quý
Chính Bình
Minh Nguyệt
T. Minh
Chính Bình
Trần Kiên
Minh Nguyệt
Trần Kiên
Minh Nguyệt