Theo dõi Báo Thanh tra trên
TH
Thứ năm, 26/11/2020 - 08:49
(Thanh tra)- Thời gian qua, rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, tính mạng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Do đó Bộ luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC) sửa đổi đã chú trọng, nhấn mạnh hơn nữa vào vai trò của phòng cháy, lấy phòng cháy là hoạt động trọng tâm, tôn chỉ đề ra là: Không cháy sẽ không cần phải chữa cháy.
Trụ sở Tòa án Nhân dân Tối cao 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội được sử dụng dung dịch Nano chống cháy. Ảnh: Internet
Tại Hội thảo "Công nghệ và vật liệu đột phá trong ngành Xây dựng thời kỳ hậu Covid-19", tổ chức chiều 25/11, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân cháy, nổ đa phần xuất phát từ các vật liệu dễ bắt cháy, dễ cháy lan. Do đó Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2020/BXD an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06/2020) đã bổ sung chi tiết hơn những yêu cầu liên quan đến các chất dễ cháy như gỗ, ván ép, vải vóc, mút xốp nệm, nhựa…
Đặc biệt, đồ gỗ nội ngoại thất và các loại ván ép như MDF… hiện giờ đã được yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn không bắt cháy, không cháy lan khi sử dụng trong các công trình, đặc biệt ở những nơi có yêu cầu cao về an toàn cháy nổ như tầng hầm, thư viện, casino…
Theo QCVN 06/2020 quy định vật liệu sau khi xử lý phải không bắt cháy ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa trong thời gian lên đến 20 phút, song song đó phải không thải ra khói độc hay rất ít khói.
Những vật liệu truyền thống, dễ cháy khác như vải bọc salon, sofa, các loại rèm cửa, rèm trang trí… là nguyên nhân của rất nhiều vụ hỏa hoạn; hay các vật liệu thường dùng trong các quán karaoke, vũ trường như: Mút, xốp, nệm dùng để cách âm cách nhiệt… cũng cần phải được xử lý bởi các hóa chất mới để phù hợp tiêu chuẩn không bắt cháy như trên.
Việc ứng dụng các loại vật liệu xây dựng với công nghệ chống cháy hiện đại cũng được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực PCCC cho các công trình cao tầng. Ngoài vữa cách nhiệt chống cháy, giải pháp chèn khe chống cháy… các sản phẩm chống cháy được sử dụng ngày một nhiều trong các công trình cao tầng.
Hiện tại ở Việt Nam, Công ty MIVIKO là đơn vị nghiên cứu, sản xuất (công nghệ của Đức), cung cấp các loại hóa chất, chất phủ Nano chống cháy cho gỗ và các loại vật liệu xây dựng khác phù hợp QCVN 6/2020, với 3 dòng sản phẩm nổi bật: Firegreen là dung dịch Nano chống cháy lan cho gỗ nội thất như nhà, cửa gỗ, mái kèo gỗ, ván MDF, Plywood… hay gỗ dùng trong hầm lò, quân sự.
Flamesave-23 là chất phủ Nano chống cháy, cách nhiệt cho gỗ. So với Firegreen là dung dịch có tác dụng chống cháy lan nhưng không bảo vệ được nguyên vẹn bề mặt gỗ, Flamesave-23 có thể bảo vệ nguyên vẹn bề mặt gỗ ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa trong thời gian lên đến 60 phút. Sản phẩm không mùi, khi cháy không có khói độc nên an toàn sử dụng cho đồ gỗ nội thất, chùa chiền hay các công trình quốc phòng..
Cuối cùng là Flamesoft, là dung dịch Nano thẩm thấu chống cháy cho vải, mút xốp cách nhiệt…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu của nhiều tờ báo tiếp tục sụt giảm mạnh, từ đó kéo theo thu nhập của những người làm báo chân chính cũng giảm, việc trang trải các chi phí cuộc sống thường ngày trở nên rất khó khăn.
Hoàng Nam
16:03 21/11/2024(Thanh tra) - Báo Thanh tra đã chấm dứt hợp đồng khoán việc đối với các ông, bà sau đây:
Văn Thanh
12:04 21/11/2024Phương Anh
21:59 20/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
Thu Huyền
Phương Hiếu
Ngọc Phó
N. Phê - L. Bình
Hoàng Nam
LA
Hương Giang
TK
Phương Anh