Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Yếu về khâu đào tạo

Thứ ba, 20/11/2012 - 14:48

(Thanh tra)- Trong khi ngành Y tế tập trung nâng cấp các cơ sở y tế địa phương với nguồn trái phiếu Chính phủ lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng thì các cơ sở đào tạo nhân lực y tế lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Quản lý đào tạo hiện chưa thành nền nếp, nhiều công đoạn bị bỏ trống do không phân định rõ vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Y tế, UBND các tỉnh, TP với các bộ, ngành.

Nhu cầu tăng

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ trên 1.000 dân của Việt Nam còn rất thấp so với số liệu chung của khu vực và một số nước châu Á. Tỷ số dược sỹ đại học (ĐH)/bác sỹ là 0,197 (gần đạt mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO: 1/5 hay 0,2). Tuy nhiên, tỷ số điều dưỡng và hộ sinh/bác sỹ là 1,27 - khá thấp so với tỷ số khuyến cáo của WHO là 3.

Cũng theo WHO, người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) có xu hướng sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh cao gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung. Như vậy, nếu đến năm 2015 thực hiện BHYT toàn dân (trên 80% có BHYT) so với năm 2007 đạt 43,2% và cần tăng thêm là 36,8%, có nghĩa là nhu cầu khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế vào năm 2015 sẽ tăng thêm ước tính khoảng 50%, gấp rưỡi so với năm 2007. Nhu cầu nhân lực y tế vì thế sẽ tăng tương ứng.
    
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng phân bố nhân lực y tế không đồng đều giữa các vùng miền có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, sức thu hút nhân lực y tế khác nhau.

Ước tính, đến năm 2020, tổng số nhân viên y tế cần có là 760.361 người, trong đó cần bổ sung 500.778 người, như vậy số cần đào tạo hàng năm là 35.770 người, khả năng đáp ứng của năm 2007 mới là 28.900 người. Với mức độ đào tạo như hiện tại và nếu không có cải thiện về cơ chế tuyển dụng hay điều động cán bộ, đến năm 2020 vẫn chưa đáp ứng được số lượng nhân viên y tế theo dự kiến.
    
Trong khi đó, hiện nay ngành Y tế đang áp dụng chế độ làm việc theo giờ hành chính, người trực phải làm việc 24/24 giờ, điều này trái với Bộ luật Lao động. Nếu chuyển sang chế độ làm việc theo ca, số nhân viên y tế bệnh viện sẽ tăng thêm 71,7% so với tổ chức làm việc theo giờ hành chính như hiện nay. Tình trạng nhân lực còn khó khăn hơn và chắc chắn không thể đáp ứng được vào năm 2015 đối với bậc ĐH.
           
Đào tạo còn bất cập


Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng của nhân lực ngành Y tế là khâu đào tạo. Quản lý đào tạo hiện chưa thành nền nếp, nhiều công đoạn bị bỏ trống do không phân định rõ vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Y tế, UBND các tỉnh, TP với các bộ, ngành. Các trường cao đẳng (CĐ) y, dược mới được thành lập chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Các trường ĐH y, dược còn ở mức thấp hơn so với năng lực.

Cả nước có 26 cơ sở đào tạo y dược trình độ ĐH (2 cơ sở đang chuẩn bị thành lập). Số lượng trường đào tạo bậc ĐH y, dược so với nước khác trong khu vực không nhiều, nhưng sự phân bố lại mất cân đối giữa các vùng kinh tế - xã hội.

Chưa kể, giáo viên các trường chuyên nghiệp, trường nghề y, dược được coi là nghề đặc biệt không có chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ bắt buộc hàng năm. Bên cạnh đó, để đào tạo bậc sau ĐH cũng cần có đội ngũ giáo viên trình độ tiến sỹ trở lên, song số lượng cán bộ giảng dạy có trình độ trên ĐH lại chủ yếu tập trung ở một số trường lớn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (số tiến sỹ và cán bộ giảng dạy có học hàm giáo sư và phó giáo sư ở ĐH Y Hà Nội chiếm tới 33,15%).

Để phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Y tế dự kiến sẽ thành lập ĐH Sức khỏe trên cơ sở Trường ĐH Y Hà Nội và các trường thành viên khác (ĐH Dược Hà Nội, ĐH Y tế Công cộng, ĐH Răng hàm mặt, Học viện Y Dược học cổ truyền) và ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh. Đây là các trường trọng điểm quốc gia, có các khóa học đào tạo bằng tiếng nước ngoài và đến năm 2020 đạt các tiêu chí cơ bản tương đương với các trường có uy tín trong khu vực. Phấn đấu đến 2020, Trường ĐH Y dược Huế trở thành trường trọng điểm quốc gia. Mỗi vùng miền, tùy theo nhu cầu sẽ thành lập các trường ĐH y, dược phù hợp.

Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, trên 90% giảng viên ĐH và trên 70% giảng viên CĐ có trình độ sau ĐH; trên 75% giảng viên ĐH và 20% giảng viên CĐ có trình độ tiến sĩ; trên 50% giáo viên trung cấp có trình độ sau ĐH; ít nhất 5% sinh viên ĐH và ít nhất 20% số học sinh CĐ, trung cấp, dạy nghề khối ngành khoa học sức khỏe học tại các trường ngoài công lập.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm