Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việc làm vẫn là vấn đề bức xúc

Thứ ba, 25/01/2011 - 01:40

(Thanh tra)- Báo cáo Xu hướng Việc làm Việt Nam năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra hôm qua (24/1/2011) tại Hà Nội cho thấy, năm 2010 là năm mà lĩnh vực việc làm, thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp được triển khai hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), bên cạnh những kết quả đạt được, việc làm vẫn là một vấn đề bức xúc, chất lượng việc làm chưa cao, tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu quả tạo việc làm vẫn còn thấp và khả năng tạo việc làm của nền kinh tế chưa cao.
   
Theo Báo cáo của Cục Việc làm, hàng năm, ngân sách T.Ư chỉ phân bổ cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm khoảng 300 - 400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn bổ sung mới cho Quỹ Quốc gia về việc làm chỉ khoảng 250 - 300 tỷ đồng/năm, đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu vay vốn của nhân dân. Các dự án cho vay giải quyết việc làm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và đối tượng vay chủ yếu là cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp nên nhìn chung chỉ tăng thời giờ làm việc, chưa tạo thêm nhiều việc làm mới. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động cho biết, dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động cũng bộc lộ một số hạn chế; nhiều địa phương chưa bố trí hoặc bố trí không đủ vốn đối ứng cam kết để đầu tư nâng cao năng lực trung tâm giới thiệu việc làm nên mỗi năm các trung tâm chỉ có thể cung ứng 10 - 15% nhu cầu lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động về cơ bản vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, cập nhật cho các đối tượng có nhu cầu và cho công tác quản lý; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu nhập, cung cấp và xử lý thông tin thị trường lao động… của nhiều trung tâm còn thiếu và lạc hậu; sàn giao dịch việc làm mới chỉ dừng lại ở tần suất 1 phiên một tháng, thậm chí ở một số địa phương một quý mới có một phiên hoặc cả năm mới có 1 phiên, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, người lao động và người sử dụng lao động chưa có nhiều cơ hội để gặp gỡ một cách dễ dàng, thuận tiện theo yêu cầu.

    Về vấn đề năm 2010 có một số thông tin cho rằng, các doanh nghiệp (DN) khó tuyển dụng lao động (một số DN thường xuyên treo biển tuyển lao động với số lượng lớn), qua khảo sát thực tế tại một số địa phương có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn và trên cơ sở báo cáo nhanh của một số tỉnh, TP như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Đại Đồng cho biết, vấn đề thiếu hụt lao động, khó tuyển dụng lao động có xảy ra nhưng không trầm trọng. Ông Đồng khẳng định, các DN đăng thông báo số cần tuyển dụng thường tăng gấp 5 - 10 lần so với nhu cầu thực tế của DN. Hơn nữa, xảy ra tình trạng giữa các DN trong cùng ngành nghề sử dụng nhiều hình thức để lôi kéo lao động, nhất là với mức lương hấp dẫn, dẫn đến hiện tượng "nhảy việc"; nhiều DN cùng thông tin tuyển dụng số lượng lao động lớn, trong khi nhu cầu sử dụng chưa đến mức đó hoặc đã tuyển được lao động nhưng không chấm dứt thông báo tuyển… đã tạo nên thông tin ảo về khan hiếm lao động.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng các DN chủ yếu tuyển dụng lao động để thay thế, dự phòng lao động “nhảy việc”. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số nhu cầu lao động tuyển dụng hàng năm chỉ có khoảng 46% tuyển vào chỗ làm mới, số còn lại chủ yếu là tuyển thay thế cho sự biến động lao động của DN, tập trung ở ngành may mặc, da giày; hoặc tuyển mới lao động mới để thay thế số công nhân cũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động; hoặc tuyển lao động mới không có tay nghề theo hợp đồng vừa học vừa làm, với tiền lương học nghề dưới 1 triệu đồng/tháng để giảm chi phí trả lương của DN.


Nguyễn Nhuần

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm