Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Về đi Vàng ơi”!

Thứ ba, 21/04/2015 - 09:32

(Thanh tra)- Thu thập 1 triệu chữ ký để trình lên Chính phủ, kiến nghị ban hành quy định về phúc lợi động vật, đặc biệt là loài chó. Đó là mục tiêu hành động của nhiều nghệ sỹ trong và ngoài nước với Chương trình “Về đi Vàng ơi”!

Ảnh minh họa: internet

Chương trình “Về đi Vàng ơi” vừa được khởi động tại TP Hồ Chí Minh, buổi đầu đã được đón nhận và tích cực tham gia của đông đảo nghệ sỹ danh tiếng.

Chắc ai cũng giật mình khi được biết: Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu thế giới (tính đơn vị lít/người). Một nước nghèo mà xài bia như vậy đúng là xa xỉ. Nay, theo Tổ chức Liên minh Bảo vệ chó châu Á (ACPA) dự tính, mỗi năm Việt Nam giết thịt 5 triệu con chó. Phải chăng Việt Nam cũng là nước dẫn đầu trong top các nước ăn thịt chó như Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên.

Chó là con vật thông minh, tình cảm và gần gũi nhất với con người, ấy thế mà lại bị ăn thịt không thương tiếc. Hệ lụy từ việc tiêu thụ thịt chó với số lượng lớn từ nông thôn đến thành thị, nên nhiều nơi đã xảy ra tình trạng bắt trộm chó bằng nhiều cách. Khi bị phát hiện, kẻ trộm chó sẵn sàng giết người để thoát thân. Trong khi đó, do tức giận nên nhiều kẻ trộm bị người dân đánh hội đồng đến chết.

Theo quan niệm của nhiều người Việt: Ăn thịt chó để giải xui, tăng sinh lực cho đàn ông bởi thịt chó có nhiều đạm. Nhưng bất hợp lý ở chỗ: Con người có thể bổ sung nguồn đạm từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau chứ riêng gì thịt chó. Nhiều gia đình rất quý chú chó nuôi bởi chú là vệ sỹ đắc lực trong việc canh giữ tài sản. Chẳng mấy ai giết thịt con chó mình đang nuôi, nhưng họ lại ngon lành đánh chén trong các mâm nhậu có cầy tơ bảy món.

Với hầu hết các nước trên thế giới, chó là người bạn, cho nên họ có cách đối xử rất văn minh và thương mến. Hình ảnh những người nước ngoài dắt chó đi dạo thể hiện sự cân bằng, thanh bình của cuộc sống.

Cách đây không lâu, một số hội nghị quốc tế được tổ chức tại Hàn Quốc nhưng bị lên tiếng sẵn sàng tẩy chay hội nghị nếu người Hàn Quốc vẫn tiếp tục ăn thịt chó. Còn ở xứ ta, hình ảnh phản cảm từ thịt chó đã xuất hiện nhiều trên báo Tây.

Năm triệu con chó bị giết thịt mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy, nhưng ở Việt Nam chưa có trang trại nào nuôi chó thịt. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt chó, thị trường đã hình thành lên đội ngũ lái chó xuyên quốc gia đến hàng trăm người. Đội ngũ này săn lùng và gom chó từ hàng triệu gia đình từ Lào, Campuchia, Thái Lan... rồi chuyển về Việt Nam phân phối cho các chủ đầu nậu ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở Thanh Hóa đã có một làng đi buôn chó và cũng phất lên từ nghề này. Thậm chí, tội phạm trộm chó đã hình thành gây bức xúc trong nhân dân; đã có nhiều vụ trộm chó bắn chết người khi bị truy đuổi và trộm chó chị đánh chết khi bị bắt …

Vấn đề đặt ra là: Thịt chó là món khoái khẩu, giá cả dễ chấp nhận, là một trong những món nhậu hợp với cả bia lẫn rượu, phù hợp từ bữa nhậu dân dã đến liên hoan, mừng nhà mới... Vậy có dễ dàng một sớm một chiều đoạn tuyệt món khoái khẩu này?

Hiện tại chưa có luật cấm, xã hội chưa mạnh mẽ phản ứng thì khó lòng có sự thay đổi tức thì đối với thói quen ăn thịt chó. Giải pháp tốt nhất là vẫn tiếp tục tuyên truyền vận động từ gia đình ra toàn xã hội để tiếp tục lan tỏa, tạo nên sự đồng thuận cao khẳng định nét văn hóa ẩm thực thời hiện đại của dân tộc Việt.

Chương trình “Về đi Vàng ơi” lấy cảm hứng từ bài thơ “Sao không về Vàng ơi?” của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Câu chuyện có thật: Ngày 3/4/1967, khi giặc Mỹ ném bom dữ dội cầu Phú Lương (gần nhà Trần Đăng Khoa), con cún vàng yêu quý của nhà thơ sợ bom chạy biệt tăm. Cả nhà rất buồn. Từ việc mất cún vàng, mất người bạn, nhà thơ đã viết bài “Sao không về Vàng ơi”? Đoạn kết bài thơ: “Nghe bom thằng Mỹ nổ/Mày bỏ chạy đi đâu/Tao chờ mày đã lâu/Cơm phần mày để cửa/Sao không về hả chó?/Tao nhớ mày lắm đó/Vàng ơi là Vàng ơi”.

Bài thơ in được vài ngày trên Báo Văn nghệ và gây tiếng vang lớn thì cún vàng đột ngột trở về tả tơi trong đêm. Cả gia đình nhà thơ mừng khôn xiết. Từ sự thật và cảm hứng lấy từ bài thơ, mong rằng Chương trình “Về đi Vàng ơi” sẽ kết cục có hậu như cậu vàng của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm