Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/11/2014 - 06:31
(Thanh tra)- Theo cách nói dân gian thì có “một nghìn lẻ một lý do” để người ta tặng quà cho nhau trong đời sống. Ngày 20/11 hàng năm - ngày tri ân thầy cô, cũng là một trong nghìn lẻ lý do để tặng quà. Song, tặng quà như thế nào để có ý nghĩa trong ngày này mới là điều cần làm.
Học sinh Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội nhân ngày tri ân thầy cô giáo. Ảnh: Thế Lữ
Phàm đã là con người thì hầu hết đều thích tặng quà. Cái quan trọng nhất là cái tâm của người tặng. Cái đó quyết định giá trị của quà tặng. Thứ nữa, quà tặng phải phù hợp với người được tặng. Đó là quà phải mang tính nhân văn, hợp sở thích, cá tính của người được tặng. Ngày 20/11 hằng năm là dịp học trò, cha mẹ học sinh thể hiện lòng thành, sự tri ân đối với người dạy dỗ, giúp đỡ mình, con mình.
Nhiều thế hệ thầy cô giáo thừa nhận rằng, phần thưởng lớn nhất đối với họ là sự thành đạt của các thế hệ học trò. Sự cư xử lễ phép, thành tâm của người học trò cũ khi gặp lại thầy mình là điều quý giá nhất đối với thầy cô giáo. Người xưa có câu ca:
Dù cho Khanh tướng, Công hầu
Trước thầy con vẫn cúi đầu là con
Những người học trò cũ ngày nào của thầy đồ ở trường làng nay đã trở thành những Khanh tướng, Công hầu có những vị trí quan trọng đặc biệt trong xã hội nhưng gặp lại thầy vẫn giữ nguyên thái độ cúi đầu tôn kính như thuở còn học Tam Tự Kinh. Đó là cách ứng xử lễ phép, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo vốn có trong truyền thống dân tộc ta.
Vào dịp này, nhiều phụ huynh và học sinh bận rộn chọn quà để tặng thầy cô giáo. Kinh tế thị trường, quà tặng có man thiên loại, tha hồ mà chọn, mà lựa. Có thể tặng thầy cô giáo một bó hoa kèm theo thiếp chúc mừng hoặc một vật phẩm. Nhưng cần nhớ rằng, quà tặng mình mua để đem đi tặng phải xem xét đến sở thích, cá tính của thầy cô giáo. Giá trị vật tặng cũng phải căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế, thu nhập của gia đình học sinh để tránh quà tặng biến tướng thành lạm dụng, hối lộ... Trong văn hóa quà tặng, giá trị vật chất chưa phải là yếu tố quyết định giá trị đích thực của món quà. Cái tâm, sự chân thành, sự gửi gắm ý nghĩa của người tặng quà sẽ tạo nên giá trị của quà tặng. Ở lớp, thầy cô giáo thích nhận quà trước đông đảo học sinh, nếu ở những nơi khác thì cũng đảm bảo sự kín đáo, tránh sự xoi mói. Do hạn hẹp về thời gian, nhiều bố mẹ học sinh tranh thủ đón thầy cô giáo ngay ngoài cổng trường để tặng quà. Đây là một cách ứng xử không đẹp, cho nên nhiều thầy cô giáo đã thẳng thừng từ chối.
Không hiếm những bậc cha mẹ học sinh nhân dịp này tặng quà cho thầy cô giáo bằng phong bì trong đó có nhiều triệu đồng hoặc những vật phẩm có giá trị tương đương bởi lý do con mình được “hỗ trợ” vào trường do học trái tuyến hoặc nhờ sự nâng đỡ do con mình học kém, học yếu. Những quà tặng như thế trở thành vật hối lộ, một sự mua bán, là một trong các nguyên nhân làm xói mòn đạo đức của thầy cô giáo.
Nhiều năm nay, ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội, phụ huynh có thói quen tặng quà bằng sản phẩm ngành nghề của gia đình mình hoặc của bản thân mình trong cơ quan, xí nghiệp. Tất nhiên những vật tặng này có giá trị vừa phải, dễ chấp nhận. Sự phong phú về loại hình quà tặng và mang đặc thù nghề nghiệp của phụ huynh làm cho nhiều thầy cô giáo thích thú.
Học sinh thường háo hức chờ đến ngày lễ tri ân để được đến chúc mừng thầy cô giáo, nhiều học sinh cũ đã vào đại học, thậm chí đã ra trường cũng hẹn nhau ngày này về thăm lại trường và thầy cô giáo cũ. Đó là nét đẹp cần được nhân lên, lan tỏa.
Trong khi học sinh vùng cao như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La… trước những ngày này các em tranh thủ về bản để có thêm cân ngô, cân gạo nếp, bó rau, con gà mang đến ủng hộ bếp ăn nội trú của các thầy cô... Đó cũng là một cách chia sẻ khó khăn của phụ huynh đối với thầy cô giáo và cũng đã trở thành một trong những câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của nhiều thầy cô giáo sau khi về xuôi. Với các thầy cô đang cắm bản vùng cao thì không có thứ quà tặng nào quý hơn khi con em các dân tộc thiểu số quyết tâm học chữ rồi tiếp tục học lên trở thành cán bộ trở về xây dựng quê hương mình.
Trong một lớp, học sinh thường có hoàn cảnh khác nhau. Mức thu nhập của mỗi gia đình có thể chênh nhau đến hàng chục lần, do đó mỗi thầy cô giáo cần thể hiện thái độ đúng khi nhận quà của mỗi đối tượng, đừng để các em có hoàn cảnh khó khăn phải tổn thương. Rất có thể đây là dịp các thầy cô giáo phải chủ động để tâm sự, chia sẻ với các em có hoàn cảnh đặc biệt, khuyên nhủ các em tiếp tục vượt khó, học tốt hơn. Đó là thứ quà tặng quý giá nhất của học sinh đối với thầy cô.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên