Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tuyên truyền và bảo vệ nhân công

Thứ ba, 13/09/2011 - 09:01

(Thanh tra)- Hôm qua, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt phát đi một thông điệp cảnh báo “Trên 12.000 lao động Việt Nam có thể bị trục xuất khỏi Malaysia”.

Thông tin cho biết, để tăng cường quản lý và ngăn chặn các vấn đề xã hội cũng như tội phạm liên quan tới những người nhập cư, Chính phủ Malaysia đã tiến hành chương trình đăng ký lấy dấu vân tay (6P) bao gồm đăng ký, phân loại, ân xá, giám sát, kiểm tra và trục xuất nhằm thu thập và quản lý các dữ liệu đối với cả lao động nước ngoài hợp pháp, lẫn những người nhập cư bất hợp pháp. Theo quy định, trong đợt ân xá này, những người nhập cư bất hợp pháp sau khi đăng ký sẽ được nhà cầm quyền Malaysia làm thủ tục cho về nước, những người đang có việc làm sẽ được xem xét để hợp pháp hóa. Những người không đăng ký, hay những người đã đăng ký mà đến ngày 31/10 không chịu về nước; cũng như những người đang có việc làm, nhưng không làm thủ tục để xin cấp giấy phép lao động, sẽ có nguy cơ bị bắt giữ...

Như vậy là đã rõ, nước bạn đang có một chiến dịch thực thi pháp luật để tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài. Về phía ta, nếu ngay từ lúc này, chúng ta không tăng cường công tác tuyên truyền, chủ động gặp gỡ, đối thoại và cùng tìm ra các giải pháp thì nguy cơ về một sự kiện pháp lý buồn (lao động Việt Nam bị trục xuất không chỉ ở thị trường Malaysia) sẽ có thể xảy ra và để lại nhiều hậu quả xấu.

Được biết, cách đây gần 5 năm (tháng 11/2006), Quốc hội đã ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007). Luật quy định rõ chính sách của nhà nước về lao động đi làm việc ở nước ngoài; các hình thức đi làm việc ở nước ngoài; các hành vi bị nghiêm cấm; các điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép cho doanh nghiệp (DN) đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của DN dịch vụ; DN trúng thầu, nhận thầu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Trong đó, luật cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể là, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau: Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài; hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế…

Song song với việc thực hiện quyền, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có nghĩa vụ: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động; chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động…

Quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài rõ ràng là vậy, vấn đề hiện nay là ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng, của các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thì bản thân mỗi lao động bất hợp pháp tại Malaysia cần chủ động tìm hiểu chính sách, pháp luật của nước sở tại để tuân thủ, tránh để sự việc trở nên phức tạp, nhất là tránh để rơi vào vòng lao lý ở nơi “đất khách, quê người”.

Yến Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm