Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/11/2012 - 13:00
(Thanh tra)- Gần đây, tỉ lệ học sinh khá, giỏi ở bậc tiểu học tại Hà Nội tăng một cách đột biến. Nhiều trường, tỷ lệ học sinh giỏi chiếm đến trên 90%. Dư luận băn khoăn liệu đây có phải là kết quả thật hay vẫn là bệnh thành tích?
Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy, năm học 2011 - 2012 có 94% học sinh giỏi. Trong đó, có lớp đạt 100% học sinh giỏi. Trường Tiểu học Nam Trung Yên, năm học 2011 - 2012, dù tỷ lệ học sinh giỏi đạt gần 90%, nhưng vẫn là trường có tỉ lệ học sinh giỏi thấp nhất trong quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, những con số trên lại khiến không ít phụ huynh lo lắng.
Chị Đào Thị Thắng, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, cho biết: Mỗi lần họp phụ huynh, gia đình tôi rất trăn trở về thành tích của con. Theo thông báo của giáo viên chủ nhiệm, năm lớp 3 (năm học 2010 - 2011) cả lớp cháu đạt 97% học sinh giỏi, số còn lại là khá, không có trung bình. Tôi cứ nghĩ lớp cháu "đặc biệt", nhưng khi tôi hỏi phụ huynh khác, họ cũng bảo lớp con mình đạt 95%, thậm chí có lớp đạt 100% học sinh giỏi. Không biết nên mừng hay lo”.
Anh Hoàng Mạnh Thắng có con học tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, cho rằng: “Hiện nay ở cấp tiểu học, người thầy cho điểm giỏi và khá dễ hơn cho điểm trung bình và yếu kém. Rất hiếm giáo viên dám cho điểm thật, vì thế cuối năm dễ “loạn” học sinh khá, giỏi. Tôi cho rằng, điểm 9, điểm 10 của các cháu là do ban phụ huynh tạo nên. Vì tôi thấy ban phụ huynh "chăm sóc” các cô nhiều quá”.
Nếu tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi, khá cao như đánh giá của các trường là đáng mừng. Song, cao quá và không đúng chất lượng đào tạo thật thì sẽ tạo một tiền đề nguy hiểm cho nền giáo dục.
“Là người trong cuộc, chúng tôi day dứt lắm. Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên giáo viên chỉ có thể khuyến khích học sinh học bài, động viên an ủi các em cá biệt sửa đổi, nhưng học sinh cá biệt thì mấy em có thể sửa đổi được. Nhiều khi học sinh vô lễ với thầy cô, nhưng không dám mắng, không dám đánh, vì như vậy sẽ vi phạm đạo đức nhà giáo. Cho học sinh ở lại ư? Thông tư 32 của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành và có hiệu lực từ 15/5/2011 không cho phép học sinh ở lại 2 lần/cấp học. Nghĩa là, dù các em kém đến đâu cũng phải cho lên lớp khi các em đã có một lần lưu ban. Hàng năm, các cấp trên vẫn ra chỉ tiêu bao nhiêu % tốt nghiệp, bao nhiêu % lên lớp, bao nhiêu % bỏ học, không đạt được chỉ tiêu thì bị phê bình, không được xét thi đua", một giáo viên dạy tiểu học ở Hà Nội chia sẻ.
Ông Đỗ Quang Hợp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cát Linh, quận Đống Đa, cho hay: Thông tư 32 của Bộ Giáo dục - Đào tạo có ưu điểm lớn nhất là làm số học sinh giỏi tăng cao! “Nếu như ngày xưa số lượng học sinh giỏi chiếm tỉ lệ rất thấp, thì nay tỉ lệ ấy dành cho học lực trung bình và tiên tiến. Mặc dù, chúng tôi đã cho giáo viên khối lớp trên coi thi và chấm thẩm định bài thi của khối lớp dưới, nhưng không thể trách giáo viên được. Họ có quyền làm tròn điểm cho học sinh mà tâm lí nhà giáo ai cũng thương học sinh của mình", ông Hợp nói.
Tại sao phụ huynh không yên tâm cho dù được con đạt học sinh khá, giỏi? Thầy cô lo lắng khi thấy học sinh của mình toàn trò giỏi? Đó là một nghịch lí mà Bộ Giáo dục - Đào tạo phải có những sách lược lâu dài để chấn chỉnh tình trạng này.
Minh Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn