Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 02/09/2012 - 07:37
(Thanh tra)- Việc xăng dầu cũng như các lĩnh vực thiết yếu khác như y tế, giao thông… tăng giá đang tạo gánh nặng đổ lên đầu người dân, nhất là những người thu nhập thấp.
Áp lực tăng giá khiến việc chi tiêu của NTD trở nên hết sức khó khăn.
Người tiêu dùng thấm áp lực tăng giá
Sau 2 tháng giảm liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,63% so với tháng trước. CPI tháng 8/2012 tăng 2,86% so với tháng 12/2011 và tăng 5,04% so với cùng kỳ năm 2011. CPI bình quân 8 tháng năm 2012 tăng 10,41% so với bình quân cùng kỳ năm 2011. Thế nhưng, lãi suất tiết kiệm 0,9% thì rõ ràng đây là lãi suất âm. Điều này chứng tỏ, người tiêu dùng (NTD) đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong chi tiêu. Chưa kể, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trên thị trường đã lên xuống tổng cộng là 11 lần với 6 lần tăng giá (tổng giá trị 6.050 đồng/lít) và 5 lần giảm (tổng giá trị 3.200 đồng/lít), đưa giá xăng tăng từ 20.800 đồng/lít (cuối năm 2011) lên thành 23.650 đồng/lít (từ ngày 28/8/2012). Kèm theo đó, y tế tăng 7,71%; giao thông tăng 1,07%; thuốc tăng 5,44%, giá gas tăng từ 10 - 15%... “Áp lực tăng giá này như những đợt sóng trào đổ đầu NTD”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Huyền, nhân viên Công ty Truyền thông Sống tại Hà Đông, Hà Nội cho biết: Mấy ngày hôm nay đi chợ như bị “móc túi”, bởi giá một mớ rau muống tuần trước mới có 4.000 - 5.000 đồng, giờ đã là 8.000 - 10.000 đồng. Nếu so với cách đây 2, 3 năm, giá thịt lợn thăn đã tăng gần gấp 3 lần (từ 40.000 lên 110.000 đồng/kg), hay chai dầu ăn 5 lít giá 80.000 đồng nay cũng hơn 200.000 đồng. Trong khi đó, đồng lương khoảng 3 triệu đồng dành cho chi tiêu ăn uống 1 tháng hiện tại của gia đình chỉ tiêu khoảng 3 tuần, chưa nói đến các chi phí khác.
Những người lao động thu nhập thấp còn phải gánh chịu hậu quả nặng nề hơn nữa, nhất là đối tượng phải đi thuê nhà. Trước áp lực tăng giá, không ít chủ nhà trọ áp dụng 4.000 đồng/1 số điện (gấp gần 3 lần hộ gia đình); tăng giá nhà trọ và các dịch vụ kèm theo. Thậm chí, sinh viên ở TP Hồ Chí Minh có nơi còn phải mua 13.000 đồng/khối nước sạch… Như vậy, trong khi thu nhập thì thấp, họ lại phải “mua” các dịch vụ đáng lý được trợ cấp như điện, nước với giá cao.
Hiện hệ thống siêu thị ở Hà Nội vẫn chưa công bố phương án tăng giá các mặt hàng. Tuy nhiên, việc tăng giá chắc chắn sẽ diễn ra, bởi họ không thể kinh doanh lỗ vốn. Vấn đề là, có thể tăng chậm vì có nhiều mặt hàng dự trữ, tồn kho. Hoặc trong thời gian tới, các siêu thị sẽ có đàm phán với nhà sản xuất để tăng giá ở mức thấp nhất.
Yếu kém trong quản lý, điều hành vĩ mô
Dễ nhận thấy, sức mua của NTD đã kiệt quệ, doanh số bán lẻ giảm khoảng 1/2 so với cùng kỳ. Các siêu thị chỉ số ít giữ vững doanh số, số khác giảm 15 - 20% so với cùng kỳ. Không ít siêu thị sống bằng hàng ký gửi, bán cò con, đang đối phó dạng chống đỡ với thị trường, thậm chí có siêu thị còn rút bớt địa điểm như Fivimart…
Vấn đề cốt lõi là, trong khi sức mua đang chậm thì giá không giảm mà lại tăng liên tiếp. Do vậy, bài toán đình - lạm (đình trệ sản xuất, lưu thông dẫn đến lạm phát và ngược lại) luôn luẩn quẩn.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do những yếu kém trong quản lý, điều hành vĩ mô. Đơn cử, giá xăng dầu vẫn ở thế độc quyền trong khi theo quy định của Luật giá thì Nhà nước phải định giá. Trong điều hành chính sách tiền tệ - ngân hàng (NH), chỉ chặn lãi suất đầu, vào thả lãi suất đầu ra, khống chế bằng lãi suất cơ bản (không cho phép tăng quá 50% lãi suất huy động)… Việc điều hành chính sách tiền tệ này đã “giúp” lợi nhuận phần lớn rơi vào “túi” NH. Thứ nữa, lãi suất tái cấp vốn cho NH để hỗ trợ thanh khoản (chỉ 7%) thì không, hoặc ít doanh nghiệp được vay mà chủ yếu lại cho vay liên NH lẫn nhau, có khi lên tới 30%.
Chưa hết, chính sách đầu tư công, bội chi ngân sách vẫn còn nhiều điều phải bàn. Nhiều công trình gây bức xúc của dư luận như Bảo tàng Hà Nội được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa có đủ hiện vật để bày… Bên cạnh đó, hệ thống phân phối, hạ tầng còn yếu kém, qua nhiều khâu trung gian đã đẩy giá lên cao. Song cái gốc sâu xa của vấn đề là năng suất lao động thấp hơn từ 2 - 15 lần so với khu vực châu Á. Chưa kể, năng suất lao động được tạo ra với nguồn nhân lực và khoa học công nghệ thì lĩnh vực này lại chưa được quan tâm, đầu tư xứng tầm…
“Để thoát khỏi tình trạng đình trệ sản xuất lưu thông cần tái cơ cấu NH; cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và siết lại đầu tư công là các giải pháp hàng đầu. Thêm nữa, phải cải cách hành chính đúng nghĩa giảm bớt nguy cơ tham nhũng, chi phí bôi trơn, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, công khai minh bạch mới hy vọng giải được bài toán lạm phát dương và lạm phát âm (thiểu phát) vào cuối năm”, ông Phú nhận định.
Bài và ảnh: Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình