Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 21/05/2021 - 21:55
(Thanh tra) - Vào ngày bầu cử 23/5 tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bỏ phiếu bầu cử tại Hà Nội; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu bầu tại TP Hồ Chí Minh; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bỏ phiếu bầu ở TP Cần Thơ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu bầu tại TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bên hành lang kỳ họp 11, Quốc hội khoá XIV. Ảnh: Trí Dũng
Chiều ngày 21/5, Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức họp báo thông tin về công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5 và vận hành Trung tâm Báo chí bầu cử.
Chỉ còn 1,5 ngày nữa, cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Đây là ngày hội toàn dân để cử tri thể hiện và phát huy quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HDNĐ các cấp.
“Đến nay, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị, đảm bảo đúng tiến độ, sẵn sàng cho ngày bầu cử”, Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường nói.
Ông Bùi Văn Cường cho biết, vào ngày bầu cử 23/5 tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bỏ phiếu bầu tại Hà Nội; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu bầu tại TP Hồ Chí Minh; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bỏ phiếu bầu ở TP Cần Thơ; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu bầu tại TP Hải Phòng.
Cho biết thêm, theo bà Nguyễn Thị Thanh, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Công tác Đại biểu, về nguyên tắc bầu cử, lãnh đạo cư trú ở địa bàn nào thì đi bầu cử tại nơi đó. Tuy nhiên với lãnh đạo còn gắn với nhiệm vụ cụ thể.
“Các lãnh đạo đi bỏ phiếu ở một số địa phương để gắn với việc kiểm tra, chứng kiến, động viên các địa phương trong ngày bầu cử”, bà Thanh nói.
Làm thế nào để tránh bầu hộ, bầu thay?
Trưởng Ban Công tác Đại biểu nhấn mạnh, mục tiêu và nguyên tắc của bầu cử là thực hiện nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng.
“Đi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐNĐ là quyền và nghĩa vụ của mỗi cử tri vì bầu ra người đại diện cho mình. Đi bầu hộ, bầu thay đã làm mất quyền cử tri của mình khi thực hiện quyền trực tiếp đối với đất nước.
Chúng ta thực hiện nền dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp). Trực tiếp đi bầu cử là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tự tay mình bỏ phiếu bầu người thay mình tham gia các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương”, bà Thanh nêu.
Theo bà, thực tế có những trường hợp đi bầu thay, bầu hộ. Đặc biệt, ở địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thường xuất hiện tình huống này nhiều hơn.
Từ đó, bà đề nghị báo chí đẩy mạnh tuyên truyền để người dân ý thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc bầu cử, tránh việc đi bầu hộ, bầu thay.
“Tôi hi vọng rằng, còn 1,5 ngày nữa, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tiếp tục là cánh tay nối dài của Hội đồng Bầu cử quốc gia, cùng với các tổ chức bầu cử làm sao tuyên truyền để người dân nói chung và cử tri nói riêng thực hiện đầy đủ quyền của mình, tham gia bầu cử, giúp cử tri hiểu rõ việc bầu hộ, bầu thay là vi phạm nguyên tắc: Trực tiếp, bình đẳng, phổ thông”, bà Thanh phát biểu.
Về ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV
Tổng số người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tính đến thời điểm này có 866 người để bầu 500 đại biểu ( tỷ lệ 1,73 người ứng cử để bầu 1 đại biểu). Cơ cấu kết hợp như sau: Phụ nữ: 393 người (45,38%); người dân tộc thiểu số: 185 người (21,36%); người ngoài Đảng: 74 người (8,55%); tái cử: 204 người (23,56%); người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 224 người (25,87%). Số tự ứng cử: 09 người.
Về ứng cử viên đại biểu HĐND
- Cấp tỉnh: Tổng số đại biểu được bầu theo luật định: 3.726 người. Tổng số người ứng cử theo danh sách chính thức là 6.199 người. Tỷ lệ 1,66 người ứng cử để bầu 1 đại biểu. Cơ cấu kết hợp: Phụ nữ: 2.528 người (40,78%); trẻ tuổi: 1.987 người (32,05%); ngoài Đảng: 774 người (12,49%); người dân tộc thiểu số: 1.156 người (18,65%). Số người tự ứng cử: 18 người (0,29%).
- Cấp huyện: Tổng số đại biểu được bầu theo luật định: 22.952 người. Tổng số người ứng cử trong danh sách chính thức là 37.468 người. Tỷ lệ 1,66 lần. Cơ cấu kết hợp: Phụ nữ: 15.814 người (42,21%); trẻ tuổi: 15.262 người (40,73%); ngoài Đảng: 4.909 người (13,10%); người dân tộc thiểu số: 7.204 người (19,23%). Số người tự ứng cử: 29 người (0,08%).
- Cấp xã: Tổng số đại biểu được bầu theo luật định: 242.312 người. Tổng số người ứng cử trong danh sách chính thức là 405.244 người. Tỷ lệ 1,67 lần. Cơ cấu kết hợp: Phụ nữ: 157.680 người (38,91%); trẻ tuổi: 181.056 người (44,68%); ngoài Đảng: 102.084 người (25,19%); người dân tộc thiểu số: 87.062 người (21,48%). Số người tự ứng cử: 213 người (0,05%).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương