Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ sáu, 22/10/2021 - 14:51
(Thanh tra) - Tôn giáo là một yếu tố văn hóa gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng, có vai trò quan trọng, vừa là nguồn lực tinh thần, vừa là nguồn lực vật chất của đời sống xã hội. Các tổ chức tôn giáo Việt Nam những năm qua đã có đóng góp không nhỏ, luôn đồng hành với dân tộc Việt Nam trong công cuộc xóa đói, nghèo.
Ảnh minh họa: Mard.gov.vn
Vấn đề hành động chống đói nghèo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tôn giáo trên toàn thế giới. Mới đây, nhân Ngày Lương thực Thế giới (16/10), Hội đồng Đại kết các Giáo hội Kitô (Coe) và các tổ chức tôn giáo đã đưa ra tuyên bố chung "Hãy cầu nguyện và hành động chống đói nghèo", với khẳng định: "Là những người có đức tin, chúng tôi hiệp nhất, cam kết cầu nguyện và hành động chống đói nghèo vào thời điểm hiện tại khi 811 triệu người trên thế giới vào mỗi đêm đi ngủ khi bụng đói. Hãy cầu nguyện và hành động chống đói nghèo”.
Tuyên bố cho biết, từ năm 2019, nạn đói trên toàn cầu đã tăng 25% và hơn 41 triệu người ở 43 quốc gia, có khoảng một nửa là trẻ em, có nguy cơ bị đói. Nguyên nhân là do xung đột và bạo lực, đói nghèo và bất bình đẳng, thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.
Các tổ chức tôn giáo yêu cầu giải ngân 7 tỷ USD đã cam kết trong hiệp ước G7 về ngăn chặn nạn đói và khủng hoảng nhân đạo, đồng thời cam kết hợp tác để có thể tác động đến các chính sách dài hạn, các cam kết tài chính và các hành động cần thiết trong việc giải quyết nạn đói và mất an ninh lương thực, hợp tác xây dựng hòa bình, gắn kết xã hội, giảm tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy các hệ thống lương thực bền vững, nhằm đảm bảo hỗ trợ xã hội trong trường hợp có đại dịch.
Các tổ chức tôn giáo Việt Nam cũng không đứng ngoài lời kêu gọi ấy, và thực tế nhiều năm qua đã minh chứng cho những đóng góp của nguồn lực này trong công cuộc xóa đói, nghèo.
Cách đây 18 năm, Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo đã khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhân đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước”.
Những năm qua, trên khắp các miền Bắc, Trung, Nam của đất nước đã xuất hiện hàng vạn hộ đồng bào các tôn giáo, tín ngưỡng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào xoá đói, giảm nghèo, thi đua làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt chính sách phát triển văn hoá - xã hội, xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh.
Nhiều làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào theo tôn giáo đã được khôi phục, với đội ngũ lao động có tay nghề cao, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Nhiều nơi đã tổ chức hỗ trợ vốn sản xuất cho người nghèo, với nhiều hình thức khác nhau, góp phần tích cực giúp đỡ các gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Tại Hậu Giang, mô hình “Tôn giáo đồng hành với công tác giảm nghèo” ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy được Ban Dân vận Huyện ủy, Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với Đảng ủy xã Vĩnh Thuận Tây triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả rất thiết thực
Mô hình ra đời từ năm 2018 đã giúp hộ nghèo có định hướng thoát nghèo bền vững. Hoạt động cụ thể là hỗ trợ con giống, tạo điều kiện vay vốn, cất nhà tình thương cho hộ khó khăn về nhà ở, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, chăn nuôi.
Riêng năm 2019, 2 cơ sở Công giáo trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 6 căn nhà tình thương cho hộ nghèo, cận nghèo, trị giá mỗi căn 35 triệu đồng; hỗ trợ 12 con bò cho 6 hộ nghèo, tổng trị giá 120 triệu đồng. Kết quả cuối năm 2019, ấp 4 thoát nghèo 9 hộ, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của ấp còn 4,16% (năm 2018 là 7,69%), ấp 3 thoát nghèo 8 hộ, tỷ lệ hộ nghèo của ấp còn 2,48% (năm 2018 là 4,28%)…
Theo Ban Dân vận Huyện ủy Vị Thủy, mô hình tôn giáo đồng hành với công tác giảm nghèo đã tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc chăm lo cho công tác giảm nghèo, cụ thể là tập hợp được sự hỗ trợ của chính quyền, các đoàn thể, ngân hàng chính sách xã hội, của linh mục, hội đồng giáo xứ nhà thờ Xavier và nhất là tác động rất lớn đến ý chí tự giác vươn lên của hộ nghèo.
Hiệu quả của mô hình đã góp phần rất lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Qua đây còn góp phần củng cố thêm mối quan hệ gắn bó giữa chính quyền và cơ sở thờ tự trên địa bàn ngày càng chặt chẽ.
Còn tại Bắc Ninh, địa phương có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo với hơn 400 chức sắc, 1.540 cơ sở thờ tự, hơn 25% dân số là tín đồ Phật giáo và hơn 15.000 giáo dân Công giáo sinh hoạt ở 38 xứ, họ đạo (trong đó có 12 họ đạo toàn tòng).
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tín đồ tôn giáo đã đoàn kết giúp đỡ nhau về vốn và kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, phát triển mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, người dân thuộc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn năng động phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất và đời sống.
Các nghề truyền thống như làm mì gạo ở xứ đạo Tử Nê (Lương Tài); thợ mộc, thợ nề, kinh doanh dịch vụ tổng hợp máy xay xát, ô tô vận tải ở các xứ đạo Cẩm Giang (thị xã Từ Sơn), Ngô Khê (thành phố Bắc Ninh), họ đạo Phượng Giáo (Lương Tài)… mang lại thu nhập cho mỗi gia đình hàng chục triệu đồng/tháng và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động lúc nông nhàn. Đời sống giáo dân ngày một cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, không còn hộ đói, số hộ khá giàu chiếm tới hơn 80%.
Kinh tế phát triển, giáo dân có điều kiện đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nhiều công trình công cộng khác. Đến nay, 100% đường giao thông nông thôn vùng giáo được bê tông hoá. Nhà Văn hoá và nhà thờ của các xứ, họ đạo được xây dựng khang trang, sạch đẹp.
Hay tại Lâm Đồng, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã chung sức, đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững ở khu dân cư trong đồng bào có đạo.
Nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An cũng luôn gắn công tác xóa đói, giảm nghèo với công tác dân tộc, tôn giáo và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng miền tây Nghệ An - nơi có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong những vùng biên giới của Tổ quốc, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho cả vùng Bắc Trung bộ và cả nước, cũng là vùng có đông đảo các đồng bào dân tộc sinh sống, tín ngưỡng tôn giáo đa dạng.
Mới đây, tại hội thảo ngày 21/10, công bố Báo cáo Quốc gia năm 2020 “tiến độ 5 năm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ông Terence D. Jones, quyền Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam thuộc nhóm đầu trong 3 nhóm quốc gia trên thế giới có tiến bộ nhanh nhất trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Báo cáo Quốc gia năm 2020 về các mục tiêu phát triển bền vững cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thực hiện các mục tiêu trong thời gian qua và đến năm 2030, có khả năng sẽ đạt được 5 trong số 17 mục tiêu, trong đó bao gồm: Mục tiêu 1 về xóa nghèo, Mục tiêu 2 về xóa đói...
Đại diện UNDP cho rằng, "là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang làm tốt hơn mong đợi. Đây là kết quả rất đáng khích lệ".
Và, trong niềm vui đó, có phần đóng góp không nhỏ của đồng bào các tôn giáo Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương