Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thực phẩm chức năng-Nguy cơ tiền mất tật mang

Thứ năm, 07/07/2011 - 14:18

Thị trường thực phẩm chức năng đã phát triển bùng nổ trong khoảng 5 năm trở lại đây với hàng nghìn sản phẩm được rao bán ở khắp nơi.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Đáng quan ngại là một số loại thực phẩm chức năng được quảng cáo một cách thái quá, thổi phồng về khả năng chữa bệnh khiến cho nhiều người đã tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y. Và kết quả lại không được như mong đợi.

Vì vậy, việc tuyên truyền rộng rãi cho người tiêu dùng về giá trị thực tiễn và cách sử dụng thực phẩm chức năng để người dân có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về sản phẩm này.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam về vấn đề này.

- Hiện nay, thực phẩm chức năng được bán chủ yếu theo hệ thống bán hàng đa cấp từ thành phố len lỏi đến vùng nông thôn. Không ít người dân lầm tưởng đây là một loại thuốc chữa bệnh. Xin tiến sỹ cho biết những công dụng của thực phẩm chức năng?

Tiến sỹ  Trần Đáng: Thực phẩm chức năng không phải là thuốc mà chỉ là loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ thêm cho cơ thể. Loại thực phẩm này được biết đến với nhiều tác dụng và công dụng như chống lão hóa kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ làm đẹp, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng và bệnh.

Trong xu thế phát triển của thế giới hiện đại, luôn kèm theo nhiều nguy cơ, khiến cho những cơn dịch bệnh mãn tính không lây gia tăng trong xã hội. Các bệnh mãn tính không lây chưa thể phòng bệnh bằng vắcxin mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, bổ sung các chất chống ôxy hóa - đó chính là thực phẩm chức năng.

Chính vì vậy, thực phẩm chức năng được xem như  là công cụ dự phòng sức khỏe của thế kỷ 21 và việc thị trường này phát triển vũ bão cũng là điều tất yếu.

Ưu điểm của loại thực phẩm này là không tai biến, không có tác dụng phụ, không gây dị ứng. Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi, hiện nay người tiêu dùng mới chỉ hiểu được 50% công dụng của thực phẩm này.

- Có thống kê được số loại thực phẩm chức năng hiện có ở Việt Nam, thưa ông?

Tiến sỹ  Trần Đáng:
Thực phẩm chức năng trên thị trường Việt Nam hiện nay rất đa dạng và phong phú.  Năm 2000 chỉ có 60 sản phẩm thực phẩm chức năng nhập vào Việt Nam của khoảng 15 cơ sở. Đến hết năm 2010 đã tăng lên hơn 3.700 sản phẩm thực phẩm chức năng lưu hành trên toàn quốc của 1626 cơ sở đã được kiểm duyệt.

- Tiến sỹ có thể cho biết số lượng thực phẩm chức năng do Việt Nam sản xuất được bao nhiêu?

Tiến sỹ  Trần Đáng: Trước năm 2007, có 65% số lượng thực phẩm trên thị trường do chúng ta nhập khẩu bên ngoài về. Tuy nhiên, đến năm 2010 thì 65% số lượng thực phẩm đang lưu hành được sản xuất ở trong nước.

Hiện nay, tại Việt Nam đang có xu hướng nhiều sản phẩm, bài thuốc của y học cổ truyền trở thành thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, những bài thuốc đó phải được Bộ Y tế công nhận là thuốc gia truyền, đã qua kiểm định chất lượng.

- Sự phát triển “như vũ bão” của các sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay khiến cơ quan chức năng đối mặt với những khó khăn gì?

Tiến sỹ Trần Đáng: Sự phát triển quá nhanh của thực phẩm chức năng đã gây ra nhiều thách thức và những thiếu sót gây ra nhiều nguy cơ lớn.

Nguy cơ thứ nhất là việc quảng cáo trên truyền hình, nhiều sản phẩm đăng quảng cáo không đúng sự thật, khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là một sản phẩm có thể chữa được bách bệnh, là thần dược. Có khá nhiều quảng cáo không theo quy định của cục thực phẩm về kiểm duyệt.

Ví dụ như có quảng cáo thực phẩm chức năng chữa bệnh tiểu đường, bệnh gút tận gốc, chữa được ung thư là chưa chính xác. Bởi thực phẩm chức năng chỉ là sản phẩm hỗ trợ, làm giảm nguy cơ bệnh tật chứ không chữa được bệnh tận gốc.

Thứ hai, hiện nay có nhiều sản phẩm được lưu hành trên thị trường tuy nhiên chưa được đánh giá về chất lượng, an toàn và hiệu quả. Chẳng hạn như một số loại rượu tự sản xuất, chế biến, không công bố tiêu chuẩn chất lượng vẫn được bày bán ở các nhà hàng như rượu bổ, rượu thuốc.

Để công tác kiểm nghiệm, giám sát được chặt chẽ hơn, Trung tâm kiểm nghiệm về thực phẩm chức năng của hiệp hội đã được thành lập.

Trung tâm đã kiểm nghiệm, phát hiện và xử lý nhiều sản phẩm như thực phẩm chức năng quảng cáo chữa tận gốc bệnh tiểu đường do một cơ sở của Việt Nam sản xuất, thực phẩm chức năng chữa được ung thư... không đúng sự thật, các hoạt chất thành phần không đủ.

- Giá nhiều loại thực phẩm chức năng hiện nay đang ở mức quá đắt, ông có thể cho biết nguyên nhân của tình trạng này?

Tiến sỹ Trần Đáng: Giá thực phẩm chức năng đắt một phần là do công nghệ sản xuất đòi hỏi công nghệ sản xuất thuốc, với nhiều trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Thêm vào đó, việc phải chịu mức thuế cao, từ 25-30% (chiếm tới 1/3 giá trị của sản phẩm) và lợi nhuận của nhà bán hàng quá cao. Đó là những nguyên nhân đẩy giá thành của sản phẩm này lên cao.

Theo tôi được biết, chẳng hạn như có một sản phẩm thực phẩm chức năng bán tại Budapest (Hungary) có giá trị tương đương là 300.000 đồng. Song khi về đến Việt Nam, qua các khâu thuế và nhà phân phối, sản phẩm này đã “đội giá” lên tới mức gần 2 triệu đồng.

- Xin tiến sỹ cho biết, đối tượng nào thường sử dụng thực phẩm chức năng nhiều?

Tiến sỹ  Trần Đáng: Theo thống kê của chúng tôi, đa phần những người lớn tuổi dùng thực phẩm chức năng. Phần đông trong số họ có những bệnh như mỡ máu, tiểu đường, loãng xương, mệt mỏi… Bên cạnh đó, có không ít phụ nữ tìm đến thực phẩm chức năng với những sản phẩm giảm béo để làm đẹp.

- Việc ngộ nhận về tác dụng của thực phẩm chức năng dân đến những nguy cơ gì và ông có lời khuyên nào cho người tiêu dùng?

Tiến sỹ  Trần Đáng: Người tiêu dùng chưa hiểu hết về thực phẩm chức năng có thể dẫn đến nguy cơ tiền mất tật mang.

Vì vậy, giải pháp tốt nhất là người sử dụng sản phẩm nên hỏi các chuyên gia tư vấn trực tiếp, hoặc hỏi cơ quan chức năng kiểm duyệt về các sản phẩm thực phẩm chức năng và loại sản phẩm định mua. Với những người bán hàng đa cấp nên hỏi họ để hiểu thông tin xem sản phẩm đó đã được kiểm định và thử nghiệm lâm sàng chưa.

Xin cảm ơn tiến sỹ!

(Theo Vietnam+)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm