Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thu hẹp khoảng cách và giảm bất bình đẳng ở Việt Nam

Theo Lại Hoa/VOV.VN

Thứ bảy, 17/10/2020 - 09:40

Thu hẹp khoảng cách cùng giảm bất bình đẳng chính là mục tiêu quan trọng để xã hội phát triển bền vững.

Giúp đỡ hộ nghèo khó khăn (Ảnh minh họa).

Trong những năm qua, nhiều chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước rất chú trọng tới việc thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội. Phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, giảm bất bình đẳng. Vẫn biết rằng, trong thực tế, không một quốc gia nào có thể bảo đảm sự đồng đều về thu nhập cho tất cả mọi người, nhưng rút ngắn, thu hẹp khoảng cách cùng giảm bất bình đẳng chính là mục tiêu quan trọng để xã hội phát triển bền vững hoàn toàn mang tính khả thi.

Trong 35 đổi mới, quan điểm xuyên suốt về giảm nghèo của Đảng là: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa cách vùng, miền, các tầng lớp dân cư”. Nhờ đó, giai đoạn 2016-2020, kết quả giảm nghèo rất ấn tượng, vượt xa mục tiêu Nghị quyết 76 của Quốc hội đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm 9,8% năm 2015 xuống còn 3,7% năm 2019, ước cuối năm 2020 còn 2,7%. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, còn nhiều lý do mà khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội chưa được thu hẹp như mong muốn.

Nghiên cứu sâu về tình trạng bất bình đẳng do Oxfam tiến hành tại Việt Nam cho thấy, mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam khá lớn. Đáng chú ý thu nhập một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước. Trong khi đó, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động, dẫn tới làm giảm cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản của người nghèo, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Kỹ sư Bùi Công Khế, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Hà Nội cho rằng: “Trong y tế sự chênh lệch rõ nét. Người nghèo vẫn trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước, chứ không thể nào bỏ ra số tiền lớn để trị bệnh chất lượng cao. Có những gia đình quá nghèo, bảo hiểm y tế không thanh toán, hỗ trợ thì bán hết cả nhà cửa, cả gia đình phiêu bạt chỉ vì bệnh tật. Đó là cái khổ của người nghèo. Nhưng đối với người giàu, khá thì vẫn đủ điều kiện hưởng kỹ thuật cao”.

Đáng chú ý, hiện vẫn còn lại 3 trong tổng số 8 vùng tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, thậm chí có vùng còn cao hơn 4 lần. Đó là ở Miền núi Tây Bắc, Miền núi Đông Bắc và Tây Nguyên. Trước thực trạng đó, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện qua việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nghị quyết định hướng mục tiêu đến năm 2030 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành, đoàn Lạng Sơn nhìn nhận: “Có thể xem đây là lần đầu tiên Quốc hội có Nghị quyết lớn thể hiện trách nhiệm và tình cảm đối với gì đồng bào dân tộc miền núi. Đây cũng là dịp chúng ta tiếp tục tri ân và thể hiện trách nhiệm của mình đối với vùng còn khó khăn để giúp cho vùng này phát triển cùng đất nước và đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc. Nghị quyết này là những điểm mang tính nguyên tắc cơ bản trong hệ thống chính sách của đồng bào dân tộc và những mục tiêu cần giải quyết”.

Bất bình đẳng là câu chuyện tất yếu mà quốc gia nào cũng gặp, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng nếu để gia tăng khoảng cách trên sẽ gây ra sự bất bình đẳng và các hệ lụy. Nhận thấy được tình trạng này Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã dành 80% ngân sách trong tổng kinh phí hơn 41 nghìn tỷ đồng cho vùng “lõi” nghèo. Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương đặt mục tiêu không chỉ hỗ trợ xây cho người nghèo một căn nhà mà còn phải giúp người nghèo tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thông tin xã hội, cuộc sống để họ biết cách thức làm ăn, có nghị lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương khẳng định: “Chúng tôi thường gắn với chương trình mục tiêu, như Chương trình giảm nghèo của các huyện nghèo. Cụ thể hỗ trợ các huyện nghèo làm nhà cho hộ nghèo. Phối hợp cùng với chính quyền, phân công đoàn viên, hội viên hỗ trợ, giúp đỡ theo từng nhóm đoàn thể thành sự hỗ đồng bộ".

Trăn trở với giảm nghèo và phát triển bền vững, Tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Vừa phát triển nhanh, phát triển bền vững, nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là bài toán rất khó trong điều kiện nền kinh tế và thu ngân sách càng ngày càng khó khăn hiện nay.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi, muốn thực hiện tiến bộ công bằng xã hội phải gắn chặt chính sách tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội. Đồng thời phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm sao cho nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn các thành quả của sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Thực hiện các cơ hội bình đẳng để giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, thu nhập cho người lao động để tạo cơ hội mọi người được học tập, hưởng lương thu nhập hợp lý, thỏa đáng. Bảo đảm điều kiện công việc, an toàn, đủ điều kiện tái sản xuất, chú trọng tạo việc làm cho lao động dôi dư từ nông nghiệp... Tất cả những việc này là chúng ta tập trung chính giải quyết nghèo đói, thúc đẩy tăng trưởng và thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo. Tôi nghĩ đó là giải pháp hết sức quan trọng”.

Thu hẹp khoảng cách giảm bất bình đẳng, đảm bảo công bằng xã hội chính là gốc để phát triển xã hội bền vững. Để ngăn chặn nghèo và giảm nghèo mạnh hơn thì nguồn lực nhà nước là một phần nhưng sử dựng nguồn lực và tạo cho người dân mới quan trọng. Do đó Chương trình giảm nghèo tới đây cần đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, trong đó người nghèo được quyết định phương thức sản xuất để thoát nghèo. Phương pháp này sẽ góp phần minh bạch hóa về sử dụng nguồn lực giảm nghèo đồng thời tạo sự công bằng trong tiếp cận nguồn lực giữa các nhóm dân cư, hộ nghèo trong xã hội./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm