Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/07/2012 - 07:04
(Thanh tra) - Theo Quyết định 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, chu kỳ 3 tháng nếu giá các thông số cấu thành giá điện tăng 5%, EVN chủ động đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ.
Lần tăng giá điện 5% từ 1/7 vừa qua, Bộ Công thương và EVN cho rằng, tăng giá điện là do các thông số đầu vào đều tăng. Cụ thể, giá than cho sản xuất điện tăng 10 - 11,5%; giá dầu DO và tỷ giá USD tăng. Trên thực tế, giá các mặt hàng đầu vào này lại không hề biến động, thậm chí có chiều hướng giảm trong suốt thời gian qua.
Thế nhưng, theo thông tin từ Tập đoàn Than - Khoáng sản, từ đầu năm đến ngày 1/7, họ chưa hề tăng giá bán than cho điện. Giá dầu thế giới thời gian qua liên tiếp giảm, giá dầu trong nước cũng liên tục hạ nhiệt và tỷ giá USD/VND không biến động lớn.
Ngoài ra, theo báo cáo của EVN, tình hình sản lượng điện 6 tháng đầu năm không xảy ra tình trạng thiếu điện, nguồn điện từ thủy điện dồi dào, đưa vào vận hành 4 tổ máy với 746,5MW, gồm TM1 và TM2 - Thủy điện Đồng Nai 4 (2x170 MW); TM1 - Thủy điện Kanak (6,5 MW) và TM5 - Thủy điện Sơn La (400MW)... Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 58,032 tỷ kWh, tăng 10,88% cùng kỳ năm 2011. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN ước đạt 56,475 tỷ kWh, tăng 10,98% cùng kỳ, trong đó điện sản xuất đạt 24,777 tỷ kWh, chiếm 43,9%. Điện thương phẩm ước đạt 50,36 tỷ kWh, tăng 11,82% cùng kỳ năm 2011. Như vậy, 6 tháng đầu năm không còn tình trạng thiếu nguồn thủy điện, tăng cường chạy dầu cho các nhà máy nhiệt điện như năm ngoái.
Vậy những con số mà Bộ Công thương và EVN đưa ra liệu đã đủ thuyết phục về việc gia tăng giá đầu vào đến mức phải tăng giá?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho rằng, tăng giá điện lần này không tác động nhiều, vì doanh nghiệp nào sử dụng nhiều, điện cũng chỉ chiếm 10% giá thành. Nếu tiết kiệm điện, giảm chi phí, sẽ bù đắp được tác động từ giá điện.
Lý giải này chỉ hợp lý trong bối cảnh thị trường diễn biến tích cực. Còn như hiện nay, doanh nghiệp đã có quá nhiều cái khó do tác động lạm phát, lãi suất cao, khó tiếp cận vốn, hàng hóa tồn kho lớn...
Một ví dụ minh chứng: Một doanh nghiệp sản xuất có số thuế VAT phải nộp mỗi tháng 2 tỷ đồng. Nhờ chính sách giãn thuế, doanh nghiệp dùng 2 tỷ đồng thuế chậm nộp bổ sung vốn lưu động và không phải vay ngân hàng. Nếu lãi suất là 15%/năm, mỗi tháng họ tiết kiệm được 25 triệu đồng.
Cũng doanh nghiệp này, trước đây mỗi tháng dùng hết 2 tỷ đồng tiền điện. Với mức tăng giá điện 5%, mỗi tháng họ phải chi thêm 100 triệu đồng. Như vậy, trong khi giải pháp giãn thuế giúp tiết kiệm được 25 triệu đồng, thì giá điện tăng khiến tốn thêm 100 triệu đồng/tháng. Tất nhiên đây chỉ là một so sánh tương đối, vì mỗi doanh nghiệp có lượng điện sử dụng khác nhau.
Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định tăng giá điện vào thời điểm kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, hàng tồn kho nhiều là không hợp lý.
Điện là yếu tố đầu vào của hàng loạt ngành sản xuất nên tác động từ việc tăng giá sẽ lớn hơn nhiều mức công bố của EVN và Bộ Công thương. Thêm vào đó, doanh nghiệp đang phải xoay xở với hàng loạt khó khăn, điện tăng giá chẳng khác nào tăng thêm đòn cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 13 đã đưa ra các giải pháp miễn giảm, giãn thuế, Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm lãi suất. Nhưng doanh nghiệp chưa kịp hưởng lợi, vì các chính sách này có độ trễ, thì đã phải chịu tác động ngay lập tức từ tăng giá điện.
Nếu nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng qua chỉ tăng 2,52%, có thể việc tăng giá điện được xem là hợp lý. Thế nhưng, tưởng vậy mà lại không phải vậy, việc giảm chỉ số giá cả liên tục từ tháng 3 đến hết tháng 6 là do tổng cầu của nền kinh tế giảm, chứ không phải là do giảm chi phí.
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng