Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thí sinh dễ mất cơ hội

Thứ ba, 28/02/2012 - 06:23

(Thanh tra)- Việc Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) quyết định mở rộng thêm khối thi A1 (Toán, Vật lý và Ngoại ngữ) giúp thí sinh (TS) có thêm cơ hội trúng tuyển, các trường có thêm cơ hội chọn TS vào các ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, nhiều TS cho rằng, việc cải tiến tuyển sinh sẽ làm xáo trộn sự lựa chọn nguyện vọng (NV) 2, NV3 và không cẩn thận sẽ mất cơ hội vào trường.

* Miễn thi ĐH cho thí sinh thuộc huyện nghèo

Em Đào Đình Dũng, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết: Bộ GD-ĐT mở thêm khối thi A1 chúng em rất mừng. Nhưng, không phải trường nào tuyển sinh khối A đều bổ sung khối A1 nên cơ hội xét tuyển các đợt tiếp theo nhu cầu NV2, NV3 sẽ hạn chế hơn. Đặc biệt, trong những trường tuyển khối A1 cũng có nhiều cách tuyển khác nhau, chỉ cần thiếu thông tin là mất cơ hội. Chẳng hạn, Đại học (ĐH) Thương mại bổ sung khối A1, nhưng không tổ chức thi mà xét tuyển khối này cho đợt 2 (tương đương xét tuyển NV2 trước đây). Em thấy làm như vậy, TS thi khối A1 sẽ vất vả hơn khi tìm trường để xét tuyển đợt 2. Trong khi đó, TS khối A có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Còn em Nguyễn Quỳnh Trang, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Hạ Long (Quảng Ninh) lại lo lắng về thời gian xét tuyển. Năm nay, Bộ GD-ĐT cho các trường tự quy định thời gian và số lần xét tuyển, TS được nộp hồ sơ xét tuyển nhiều lần đến hết ngày 31/12/2012. Về lý thuyết, quy định này tạo thuận lợi cho các trường xét tuyển cũng như TS có nhiều thời gian và cơ hội lựa chọn hơn. Tuy nhiên, khi tìm hiểu, không phải trường nào cũng kéo dài thời gian xét tuyển đến thời điểm trên. Hơn nữa, mỗi trường lại tự quy định thời gian của mỗi đợt xét tuyển khác nhau nên không cố định như những năm trước. Như vậy, TS muốn xét tuyển vào trường nào cần phải theo dõi kỹ điều kiện và thời gian xét tuyển của trường đó để nộp hồ sơ. Nếu chủ quan, TS có thể tự đánh mất cơ hội của mình.

Bên cạnh đó, nhiều trường cũng lúng túng trước phương án mới này (kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 31/12) vì dễ dẫn tới hiện tượng TS “ảo” tăng cao. Ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách Khoa Hà Nội phân tích: Nếu một TS gửi 5 giấy xét tuyển vào học một trường, tỷ lệ ảo lên đến 80%. TS cứ nộp hồ sơ xét tuyển, trường cứ đinh ninh TS đến và gửi giấy gọi. Nhưng, nếu gửi giấy gọi 10 TS mà chỉ có 2 TS đến học thì “chết” trường.

Bà Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Dân lập Thăng Long cũng nhận định: Đó là quá trình xét tuyển, lẻ tẻ, khó đồng bộ, ảnh hưởng về mặt dữ liệu. Sự kéo dài thời gian tuyển sinh còn khiến TS đến vào giờ chót phải học chậm một học kỳ.

Nhiều ý kiến đề xuất Bộ GD-ĐT nên rút ngắn thời gian xét tuyển hoặc tổ chức tuyển sinh online. Trong đó, Bộ nắm giữ máy chủ để các trường đưa thông tin tuyển sinh lên mạng. Qua đó, TS đăng ký dự tuyển trực tuyến. Phần mềm đặc biệt sẽ xử lý thông tin trực tiếp để tránh hiện tượng TS nộp hồ sơ vào, rút ra mà thông tin vẫn tù mù đối với cả bên tuyển sinh và bên dự tuyển.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ tiếp thu những phản hồi của dư luận và các trường về những nội dung đổi mới này. Tuy nhiên, để quyết định có những thay đổi trên, Bộ đã tính toán rất kỹ các khả năng xảy ra nên TS yên tâm không phải lo lắng về quyền lợi. Sau khi đợt thi ĐH, cao đẳng 2012 kết thúc, những hạn chế của việc thêm khối thi, kéo dài thời gian xét tuyển ảnh hưởng đến quyền lợi của TS, Bộ sẽ xem xét và có những quyết định kịp thời.

* Cũng liên quan đến kỳ thi ĐH năm 2012 - 2013, theo công bố trong phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh ĐH, cao đẳng của Bộ GD-ĐT, TS là người dân tộc thiểu số, TS có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện này, thì hiệu trưởng các trường ĐH, cao đẳng xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

Những TS này, sau khi nhập học, được học bổ sung kiến thức 1 năm học, trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định: Quy định này nhằm thực hiện Chương trình Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo của Chính phủ.

Bên cạnh đó, Bộ cũng quy định, kỳ thi tuyển sinh năm nay sẽ bỏ điểm b, điểm c khoản 1, Điều 33 của Quy chế Tuyển sinh hiện hành. Cụ thể, điểm b, c khoản 1, Điều 33 quy định: b) Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số TS trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết; c) Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.

Như vậy, mùa tuyển sinh năm nay, các TS khu vực dân tộc thiểu số cũng như các trường đào tạo theo vùng sẽ không được hưởng ưu đãi về mức chênh lệch điểm số giữa các nhóm đối tượng. Mức chênh lệch chung sẽ là 1 điểm giữa hai đối tượng kế tiếp và 0,5 điểm giữa hai khu vực kế tiếp.

Danh sách 62 huyện nghèo

1.   Tỉnh Hà Giang, gồm 6 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Xín Mần và Hoàng Su Phì.

2.  Tỉnh Cao Bằng, gồm 5 huyện: Thông Nông, Bảo Lâm, Hà Quảng, Bảo Lạc và Hạ Lang.

3.  Tỉnh Lào Cai, gồm 3 huyện: Si Ma Cai, Mường Khương và Bắc Hà.

4.  Tỉnh Yên Bái, gồm 2 huyện: Mù Căng Chải và Trạm Tấu.

5.  Tỉnh Phú Thọ, gồm 1 huyện: Tân Sơn.

6.  Tỉnh Bắc Giang, gồm 1 huyện: Sơn Động.

7.  Tỉnh Bắc Kạn, gồm 2 huyện: Ba Bể và Pác Nặm.

8.  Tỉnh Điện Biên, gồm 4 huyện: Mường Áng, Tủa Chùa, Mường Nhé và Điện Biên Đông.

9.  Tỉnh Lai Châu, gồm 5 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Than Uyên và Tân Yên (tách ra từ huyện Than Uyên theo Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ).

10. Tỉnh Sơn La, gồm 5 huyện: Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai và Sốp Cộp.

11. Tỉnh Thanh Hoá, gồm 7 huyện: Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hoá, Bá Thước, Mường Lát và Quan Sơn.

12. Tỉnh Nghệ An, gồm 3 huyện: Quế phong, Tương Dương và Kỳ Sơn.

13. Tỉnh Quảng Bình, gồm 11 huyện: Minh Hoá.

14. Tỉnh Quảng Trị, gồm 1 huyện: Đa Krông.

15. Tỉnh Quảng Nam, gồm 3 huyện: Nam Trà My, Tây Giang và Phước Sơn.

16. Tỉnh Quảng Ngãi, gồm 6 huyện: Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà và Ba
Tơ.

17. Tỉnh Bình Định, gồm 3 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh.

18. Tỉnh Ninh Thuận, gồm 1 huyện: Bác Ái.

19. Tỉnh Lâm Đồng, gồm 1 huyện: Đam Rông.

20. Tỉnh Kon Tum, gồm 2 huyện: Kon Plong và Tu Mơ Rông.
 


Quảng Minh - Vietnam+

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm