Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/07/2012 - 06:23
(Thanh tra)- Nhiều thành phố lớn có, nhỏ có đang gấp rút chống úng ngập. Vì sao vậy? Đơn giản là do hạ tầng cơ sở yếu kém, không đáp ứng được mỗi khi có mưa bão...
Hạ tầng tiêu thoát nước nhiều nơi chắp vá, cố sử dụng, dù chiến tranh tàn phá, hủy hoại nhiều lần, có nơi đã kéo dài hơn thế kỷ, có nơi muốn sử dụng tốt, phải có điều kiện cần và đủ gấp năm, bảy lần, hiện tại. Có nơi, sự phát triển đô thị, tăng dân số lớn gấp nhiều lần quy hoạch. Bên cạnh đó là sự biến đổi khí hậu, sự biến thiên của các công trình nhân tạo về thuỷ điện, đê điều, giao thông... Như vậy, bài toán cần giải là ở con người, có quyết tâm, tháo vát, dám chịu trách nhiệm.
Còn nhớ, khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chưa bắt kịp được với hệ thống tham mưu nên các phát ngôn khi thay đổi giờ, khi xe số chẵn, đi ngày chẵn, khi cấm xe ngoại tỉnh, tăng phí giao thông... nhằm giải quyết ùn tắc giao thông nội đô Hà Nội đều không khả thi, tạo nên đàm tiếu... Nhưng rồi, Bộ ổn định, hệ thống tham mưu bắt kịp tình hình, phương án bắc cầu sắt dã chiến, nhanh, tiện lợi tại các nút giao thông là sự ứng phó tốt nhất, giải quyết được ùn tắc giao thông... Thiên hạ thở phào nhẹ nhõm. Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác đang ứng dụng sáng kiến này để giải quyết ùn tắc giao thông.
Vấn đề hiện nay đã rõ, không thể bàn bạc đông người một vấn đề thuộc về khoa học. Giao thông thì có khoa học về giao thông. Thuỷ lợi thì có khoa học về thuỷ lợi. Cái khó là phải tập trung nghiên cứu, tìm bằng được giải pháp phù hợp.
Hiện tại, với sự úng ngập tràn lan, dư luận cho rằng, thuỷ lợi đã đi sau giao thông không chỉ một bước, một năm... Việc ngập úng ở Hà Nội kéo dài hơn 40 năm, xa hơn nữa là cả thế kỷ. Hiện nay, cứ mưa lớn là ngập, ngập ngay cả những nơi chưa bao giờ ngập. Chắc không có Thủ đô nào trên thế giới chịu úng ngập “kiên cường” như thế? Hầu như năm nào cũng xảy ra nhiều lần, độ ngập ở nhiều quãng, nhiều con đường tăng nhanh vì nước không có chỗ thoát, như không thể khắc phục... Hiện tại, hễ mưa là ngập, cứ như giao thông trước đây, hễ đến giờ cao điểm là tắc, tắc cứng.
Ở Đà Nẵng, Bí thư Thành uỷ đã mục sở thị, điểm từng chỗ nông sâu, yêu cầu hỗ trợ máy bơm. Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 20 năm nay, loay hoay tìm người tài, tìm phương án tối ưu, nhưng càng chống càng ngập, cứ như sức người không lại với trời.
Vậy là, cần người quản lý giỏi, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, còn như cứ ngồi nghe báo cáo thì mãi mãi vẫn ngập!
Quay về Thủ đô, hiện chống úng ngập theo phương án của JICA . Nhật Bản cho vay vốn, tham mưu, chủ trì... nên xem chừng bị động lắm! Các công ty tư vấn hữu hạn có, vô hạn có, đang trình nhiều phương án đổi đất lấy hạ tầng, hy vọng chống úng ngập kiểu đào hồ, di dân, giải phóng mặt bằng xưa cũ, cống hoá... Dự án rỉnh rang, kéo dài từ năm 1990 đến nay đã có 2 lần phê duyệt, bổ sung vì Hà Nội mở rộng, nhưng hiệu quả thì ai cũng thấy: Càng ngày càng ngập, ngập nhiều hơn trước về cấp độ, về thời gian. Nhìn kỹ các công trình thuỷ lợi chống ngập úng chủ yếu không thoát ra được cốt lõi cũ cách đây hơn thế kỷ. Và như thế, hàng tỷ USD không khéo lại trôi theo các dòng nước đục ngầu. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm thì phương án tổng thể tiêu úng ngập, thoát nước, đến nay chưa thuyết phục. Vẽ vời là chính. Chưa có phương án đột phá, kiểu như chống ùn tắc giao thông, chưa có sáng tạo từ thực tế ngập úng chủ yếu ở nội đô... Phải tập trung sử dụng tiêu nước theo sông Hồng, như Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo từng kết luận. Tại sao ta không nghiên cứu sử dụng, kết nối liên thông ao hồ, sông ngòi cùng hệ thống bơm cao áp ngay cạnh nội đô. Có quy hoạch để sử dụng khoa học hiệu quả trong việc chống úng ngập cục bộ các hồ lớn như Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu, hồ Linh Đàm...?
Dư luận cho rằng, các cơ quan thanh tra, kiểm tra nên quan tâm nhiều hơn đến các loại công trình đổi đất lấy công trình, tiêu tiền nhiều nhưng hiệu quả không đáng là bao. Những công trình cầu đường, thuỷ lợi đắt nhất hành tinh cần được xem xét kỹ, lợi hại về tiền bạc và thời gian.
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn