Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quá nhiều nỗi đau, mong nhiều chia sẻ

Thứ ba, 19/07/2011 - 09:57

(Thanh tra)- Chương trình “Tái tạo bộ phận sinh dục (BPSD) cho trẻ em không may” chính thức khởi động đến nay mới được hơn 1 tháng. Tuy nhiên, đã có hàng chục bộ hồ sơ từ khắp nơi trên cả nước gửi về với mong muốn có được cơ may như bé Thiện Nhân khi được bác sỹ (BS) Roberto DeCastro - chuyên khoa hàng đầu thế giới về tái tạo BPSD thăm khám, nhằm có cơ hội được tái tạo BPSD để khỏe mạnh và bình thường như bao trẻ khác. Mong ước này của các em sẽ có cơ hội trở thành hiện thực nếu được sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng.

Bác sỹ (BS) Roberto DeCastro bên cạnh bệnh nhân

Quá nhiều nỗi đau
Hơn 1 tháng kể từ khi chương trình chính thức được khởi động, Ban Điều hành chương trình đã nhận được 40 bộ hồ sơ từ khắp nơi gửi về, trong đó nhiều bé có cảnh ngộ thương tâm. Chị Mai Anh kể: “Hồ sơ gửi về ngày một nhiều. Đến nay, đã có 40 hồ sơ. Tôi phải huy động cả mẹ, con trai xoay trần ra để phân loại hồ sơ, tóm tắt và dịch sang tiếng Anh để gửi cho BS DeCastro nghiên cứu trước khi ông sang Việt Nam thăm khám trực tiếp cho các cháu vào tháng 8 tới đây”.

Đáng nói là, trong số 40 hồ sơ gửi tới Ban Điều hành chương trình, đa phần các cháu bé không may đều ở trong các gia đình có gia cảnh hết sức khó khăn, khiến nỗi đau như đè nặng thêm. Có thể kể tới trường hợp cháu Nguyễn Thị T. (ở Đồng Nai), bẩm sinh không có BPSD, không có hậu môn, lòi ổ nhớt; có u sau lưng do thoát tủy đường não. Gia đình cháu chỉ có 2 mẹ con, hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, nên mẹ phải mang cháu vào TP HCM. Hay như cháu Phạm H.M.T. (ở Núi Thành, Quảng Nam, cùng quê với bé Thiện Nhân), bẩm sinh không có hậu môn, thành bụng bị hở, bàng quang chỉ có một mặt sau, dương vật bị nhỏ và chẻ đôi. Cha mẹ cháu làm nghề nông, thu nhập không đủ sống, cả gia đình phải sống nhờ nhà ông bà ngoại vì phải tiền chạy chữa và mổ cho cháu quá tốn kém.

Chương trình “Tái tạo BPSD cho trẻ em không may” chính thức khởi động từ ngày 15/6/2011 với sự kêu gọi và tham gia của ông Greig Craft - Chủ tịch Quỹ Phòng, chống thương vong châu Á và Công dân Thủ đô tiêu biểu năm 2010 Trần Mai Anh - mẹ của “chú lính chì” Thiện Nhân.

Một gia đình ở Kon Tum, cha làm thợ mộc, mẹ làm nghề nông, có 2 con cùng bị dị tật bẩm sinh BPSD đã phải đau xót chia sẻ trong thư: “Phận làm cha làm mẹ thấy con mình như vậy, chúng tôi rất buồn và đau khổ... Có những lúc cháu lớn hỏi tôi rằng: “Ba ơi, sao chim con không giống như mấy bạn ở lớp con vậy? Mấy bạn ở lớp cứ trêu con mãi”. Tôi không biết nói gì, chỉ ngậm ngùi nói “con bị tật mà, cha mẹ đau lòng lắm”.

Mẹ cháu Hoàng G.B., 2 tuổi ở Tây Nguyên ngậm ngùi: “Bây giờ bé đã nhận biết mình đi tiểu không như bao bạn nam cùng xóm mà phải ngồi như con gái. Bé rất buồn và lúc nào cũng hỏi em làm thế nào để được như tiểu đứng như các bạn khác. Em nghe mà buồn đến thắt ruột”.

Mẹ cháu Trường (ở Hưng Yên), cháu bé bị bỏng cụt 2 tay, cháy ổ bụng và mất BPSD do dùng que kim loại khều diều bị mắc trên dây điện cao thế, đã khóc hết nước mắt: “Giá như em có thể thay thế hay gánh đỡ những đau đớn mà con em phải trải qua... Phải chứng kiến mỗi lần phẫu thuật, cơ thể con lại bị mất đi một thứ, khi thì cắt tay phải, khi thì tay trái, và rồi đến BPSD của cháu cũng không còn nữa, thương tích đầy mình thì người mẹ như em làm sao chịu nổi. Thật không còn nỗi bất hạnh nào lớn hơn...”.

Mong nhiều chia sẻ
Hơn ai hết, chị Mai Anh - người nuôi bé Thiện Nhân cách đây 3 năm và cũng đã bỏ nhiều công sức đưa Thiện Nhân đi khắp nơi trên thế giới với mong muốn tái tạo BPSD cho cậu bé - hiểu rõ được sự đau khổ và tuyệt vọng của các gia đình có con em cùng cảnh ngộ vì chưa tìm được giải pháp khả thi. Chị Mai Anh tâm sự: “Mình hy vọng chương trình này sẽ là cầu nối giữa các trẻ em không may bị khiếm khuyết BPSD với các cơ sở y tế, tạo cơ hội cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các BS chuyên khoa hàng đầu thế giới, đội ngũ BS giàu kinh nghiệm tại Việt Nam cũng như những tổ chức, cá nhân liên quan, mở ra một kênh thông tin hữu ích trong việc tư vấn, hỗ trợ khám, chữa bệnh nhằm điều trị và khôi phục BPSD cho những trẻ không may”. 

“Là người có chung cảnh ngộ, tôi hiểu thấu được nỗi đau của những bà mẹ này. Họ cũng đã bao ngày đêm vật vã trong tuyệt vọng để tìm ra lối thoát cho đứa con mình. Nhưng, tôi tự thấy mình là người quá may mắn khi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cộng đồng, của báo giới. Chính nhờ đó, Thiện Nhân đã có được một khởi đầu tốt đẹp. Còn hàng chục bà mẹ kia, hàng chục đứa trẻ không may kia, tôi cũng mong ước họ sẽ có được may mắn giống như tôi, như bé Thiện Nhân. Đó cũng chính là mong muốn của Ban Điều hành chương trình. Hy vọng, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhận được nhiều sự sẻ chia, đồng cảm, hỗ trợ từ cộng đồng”, chị Mai Anh nói.
Những ai quan tâm tới chương trình có thể truy cập vào trang web thiennhan.info để biết thêm thông tin chi tiết.

Kim Cương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm