Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 13/11/2012 - 12:10
(Thanh tra) - Hàng loạt ổ nhóm sản xuất ma túy “đá” từ tiền chất Pseudoephedrine (viết tắt PSE) có trong các viên thuốc cảm cúm đã bị lực lượng công an triệt phá trong thời gian vừa qua. Dư luận một lần nữa dấy lên câu hỏi về trách nhiệm của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế trong việc quản lý, cấp phép cho các đơn vị sản xuất thuốc tân dược trong nước nhập khẩu tiền chất ma túy PSE.
Đường đi của lượng lớn thuốc cảm cúm chứa tiền chất ma túy PSE vẫn còn là ẩn số. Ảnh minh họa: Internet
>> Cảnh báo chiêu thức điều chế ma túy đá từ thuốc cảm
Theo thống kê, trong năm 2009 có 45 doanh nghiệp sản xuất thuốc được phép nhập khẩu tiền chất PSE với tổng số sử dụng là 15.681,92kg. Trong đó, đơn vị sử dụng nhiều nhất là Công ty United Pharma Việt Nam với 3.689,34kg; Công ty TNHH Liên doanh Thai Nakhon số lượng 2.938,85kg; Công ty TNHH Dược phẩm Shinpoong Deawo 1.449,05kg. Những đơn vị sử dụng ít nhất là Công ty BV Pharma chỉ với 0,03kg và Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây là 0,50kg. Tuy nhiên, đến năm 2010, tổng số lượng sử dụng nhiều gấp gần 1,5 lần năm 2009 (tương đương 21.000,19kg). Trong đó, Công ty United Pharma Việt Nam 2.285,01kg và Công ty BV Pharma đã sử dụng đến 323,93kg.
Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng số lượng các doanh nghiệp sử dụng loại tiền chất ma túy PSE này trong sản xuất dược phẩm đã tăng lên con số chóng mặt với 17.146,40kg (mặc dù có 9/45 doanh nghiệp không sản xuất).
Số lượng tiền chất ma túy PSE được cấp phép nhập khẩu tăng cao qua từng năm. Tuy nhiên, cơ cấu bệnh tại Việt Nam, trong đó có bệnh cảm cúm lại không có sự tăng đột biến, đã làm nảy sinh những hoài nghi về đường đi “ma” của tiền chất PSE và những viên thuốc chứa tiền chất này.
Những hoài nghi của dư luận hoàn toàn có cơ sở khi mà trung tuần tháng 9/2011, 7 doanh nghiệp sản xuất dược phía Nam đã đồng loạt ký đơn kiến nghị gửi Bộ Y tế đề nghị xem xét lại quy trình quản lý cấp phép nhập khẩu tiền chất ma túy PSE của Cục Quản lý Dược.
Nhìn nhận về vấn đề này, bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, sự tăng đột biến về số lượng tiền chất ma túy PSE trong thời gian qua có nhiều điểm đáng nghi vấn. Bởi lẽ, trong thời điểm kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp dược phải xoay xở chật vật tìm mọi cách để bán được hàng, thì những viên thuốc chữa bệnh cảm cúm đơn thuần có thành phần chứa tiền chất ma túy PSE lại được “mua ngay, bán đắt” với số lượng khủng lên tới cả hàng trăm triệu viên. Vậy ai bán, ai mua? Những câu hỏi nghi ngờ nảy sinh từ việc nhập tiền chất PSE có dùng để sản xuất thuốc hay được dùng làm việc khác, điều này thì Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh đang vào cuộc để làm rõ.
Cũng theo bà Phạm Khánh Phong Lan, dưới góc độ quản lý chuyên ngành, khi thấy sự gia tăng bất thường trong nhập khẩu loại tiền chất PSE, các cơ quan như Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cần sớm vào cuộc làm rõ và phải là nơi đứng ra rà soát bịt lỗ hổng, rút kinh nghiệm nhưng cho tới giờ vẫn chưa thấy có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm về việc này.
Đức Tôn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình