Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguy cơ từ khai thác nước ngầm

Chủ nhật, 04/09/2011 - 21:20

(Thanh tra) - Nếu cứ khai thác nước ngầm quá thoải mái, chất lượng và trữ lượng nước ngầm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh sẽ có nguy cơ bị suy giảm, nhiều tác động xã hội cũng hình thành theo.

Nước ngầm là giải pháp mà người dân chọn cho sinh hoạt hàng ngày của mình

Tác động xã hội

Hiện nay nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ước khoảng 1,8 triệu m3 ngàyđêm. Dự báo nhu cầu còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, do tác động của tăng dân số và do ảnh hưởng từ đô thị hóa.

Đáp ứng nhu cầu này, thành phố vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn nước mặt thông qua hệ thống các sông, suối, ao, hồ. Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn nước mặt vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và nhu cầu sử dụng, tính ra chỉ mới khai thác được khoảng 850.000 m3/ngày đêm tại Nhà máy cấp nước Thủ Đức và gần 300.000 m3/ngày thuộc dự án cấp nước sông Sài Gòn. Khoản thiếu hụt trên dưới 550.000 m3/ngày dĩ nhiên được “phó thác” hết cho nước ngầm.

Điều này giải thích vì sao nhiều năm qua tình trạng khai thác nước ngầm lãng phí đã diễn biến phức tạp, và tự phát không phép, hoặc không đúng quy định, cũng như không đảm bảo các yêu cầu bảo vệ nguồn nước. Hầu như chưa có một cơ quan nào thống kê chính xác toàn thành phố có bao nhiêu giếng khoan và khối lượng nước ngầm bị khai thác.

Phó Giám đốc phụ trách quản lý tài nguyên khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Văn Hồng cho biết, tổng số giếng khoan đang khai thác nước ngầm trên địa bàn ước chừng hơn 257.000 giếng, trong đó nhiều nhất là giếng trong hộ dân với hơn 256.000 giếng, tập trung ở các quận, huyện như: Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi.

Tình trạng khai thác nước ngầm quá thoải mái đã làm suy giảm chất lượng và trữ lượng nước ngầm trên địa bàn, nghiêm trọng hơn là có nguy cơ sụt lún mặt đất làm mất ổn định các công trình xây dựng, và tạo ra hiện tượng xâm nhập mặn. Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản thuộc Sở TNMT Nguyễn Văn Ngà cho biết thêm, trữ lượng khai thác nước ngầm an toàn của thành phố vào khoảng 1 triệu m3/ngày đêm, vượt ngưỡng này, sẽ gây nhiều  ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Và đòi hỏi quản lý


Từ tháng 5/2007, để  ngăn chặn tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, vô tội vạ, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 69/2007/QĐ-UBND nhằm quy định về việc hạn chế và cấm khai thác nước dưới lòng đất trên toàn địa bàn. Theo đó, hạn chế cấp phép khoan giếng ở những nơi đã có hệ thống cấp nước với áp lực tối thiểu 0,2 kg/cm2 và cấm hoàn toàn hành vi khai thác nước ngầm đối với những khu vực đã có đường ống cấp nước đồng thời nằm trong các khu vực có những điều kiện đặc biệt.

Căn cứ quyết định này, Sở TNMT đã xác định khu vực hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố bao gồm 29 phường thuộc 13 quận, huyện. Đồng thời Sở cũng yêu cầu UBND các quận huyện và các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX cần chú ý tăng cường quản lý tài nguyên nước ngầm, tiến tới hạn chế khai thác nước ngầm riêng lẻ, và phải hoàn tất chuyển đổi nguồn nước sử dụng nếu đang sử dụng nước ngầm. Theo đó, Sở TNMT đã không cấp thêm một giấy phép nào sau tháng 6/2007, ngoại trừ  đã cấp mới hoặc gia hạn 190 giấy phép khai thác nước ngầm trong các KCN-KCX trước đó.

Tuy nhiên, nếu chỉ cấm đoán thôi là chưa đủ. Bởi, vẫn còn nhiều giải pháp khác cần được triển khai song song, đồng bộ. Chẳng hạn như cần nhanh chóng xây dựng bản quy hoạch nguồn nước để làm cơ sở khai thác, sử dụng nguồn nước tối ưu, khoa học; đẩy nhanh các dự án khai thác nước mặt; nghiên cứu hướng sử dụng nước mưa…

Trong chiều hướng bảo vệ dài lâu nguồn nước ngầm, Sở TNMT kiến nghị Chính quyền thành phố kể từ sau năm 2020, nước ngầm chỉ được cho phép khai thác ở khu vực các quận 9, 12, Thủ Đức, Hóc Môn và Củ Chi. Từ nay đến năm 2015, ngành Cấp nước cần có kế hoạch cấp nước đủ cho các quận 2, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, và đến giai đoạn 2015 - 2020 chuyển sang cấp nước sạch cho toàn bộ các quận huyện còn lại.


Thiện Nhân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm