Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nếu không có học sinh…

Thứ ba, 12/06/2012 - 06:16

(Thanh tra)- Vế thứ 2, nhiều người nghĩ sẽ là: “Thì sẽ không có nhà trường, thầy giáo”. Cứ thế nhân ra, các câu phức hợp này sẽ thấy vô vàn các mệnh đề 1 và ứng với nó là các mệnh đề 2: Nếu không có bệnh nhân…; nếu không có đơn thư tồn đọng…; nếu không có thông tin, không có ảnh, không có việc quay clip… Và cuối cùng như chúng ta biết: Nếu không có việc học sinh tố cáo bằng chứng cứ cụ thể (các hình ảnh) về kỳ thi ở trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), thì dĩ nhiên kỳ thi tốt nghiệp THPT cả nước ta sẽ được đánh giá rất cao: An toàn, nghiêm túc! Đúng như đã có thông báo.

Vậy là, nay, phải đánh giá khác, mặc dù đã có hàng ngàn hội đồng coi thi, thanh tra coi thi trải khắp đất nước đã có báo cáo “ngon lành”. Các điểm thi không chỉ ở Đồi Ngô mà còn ở quận này, xã kia… đều bị coi là có “vấn đề”. Thông tin là vậy. Không tránh khỏi suy diễn, đa chiều, đối lập…

Nhưng có một điều, tất cả nhà giáo và phụ huynh trên cả nước đều khẳng định: Các kỳ thi đều có tiêu cực. Nơi ít, nơi nhiều, nơi lộ liễu, nơi kín đáo, chưa bị lộ… Và tất cả đều do lâu nay “dĩ hòa vi quý”, thể tất, cho qua “vì học sinh thân yêu”. Cứ thế, các “sự kiện nóng” này cứ kéo dài năm này sang năm khác. Nay, có nơi đã thành nghiêm trọng.

Có nơi giáo viên đã không chịu nổi, đứng lên tố cáo theo kiểu nhà giáo “vuốt mặt nể mũi”. Có nơi phụ huynh không chịu nổi la lên: Thi như thế thì thi chữ viết, chép nhanh, cóp - pi giỏi đấy chứ? Có nơi, cơ quan chức năng, quản lý, ủy ban hành chính, tổ chức Đảng… quyết tâm tổ chức thật nghiêm túc kỳ thi “mỗi năm có một lần này”… và dẫn đến số liệu thực đau lòng: Có lớp rất ít học sinh đỗ tốt nghiệp. Chất lượng có trường thật thảm hại.

Vậy là, việc học có vấn đề, việc dạy có vấn đề… Vì đề không khó? Tệ nạn “vị thành tích”, việc “học sinh ngồi nhầm lớp”, “thầy giáo đứng nhầm lớp” nay đã đến đỉnh điểm, đáng báo động. Và, không chỉ một thầy giáo Khoa (Hà Tây cũ), không chỉ các nhà báo lên tiếng (Võ Minh Châu, Hà Tĩnh) mà có khi cả báo giới và giáo giới đã cùng lên tiếng… Nhưng, cũng sợ đụng chạm, cộng với sự khó chịu của chính quyền các cấp: Nếu để hiện trạng này lan rộng, cả xã hội sẽ lên án ngành Giáo dục. Trong khi giáo dục chưa sâu sát, chưa có “quốc sách” và giải pháp tốt nhất để hạn chế tiêu cực.

Không thể để nhà trường ọp ẹp và các thầy cô phải xấu hổ vì chất lượng và vì “nói dối” quen nết… Cả ngành Thanh tra, cả các hiệp hội nhà văn, nhà báo, nhà giáo đồng tâm hiệp lực nói “không” với tiêu cực, tất cả vì sự nghiệp giáo dục: Trồng người phải đầu tư, phải minh bạch, phải trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy… Không nhất nhất nhà nào cũng phải có người học cao, biết rộng: 100% tốt nghiệp phổ thông, hoặc cả làng là kỹ sư, bác sỹ, dẫn đến việc “mù kiến thức” vì không có nơi nào học đến nơi, đến chốn; không có nơi nào thi cử nghiêm túc cả!

Dư luận cho rằng: Bộ Giáo dục & Đào tạo những năm qua đã không thực hiện nghiêm túc việc chống tham nhũng, tiêu cực trong nhà trường; việc “nói không với tiêu cực”, việc thanh tra chuẩn bị cho các kỳ thi, việc liên kết đào tạo với địa phương và với nước ngoài, việc xử lý đơn thư tồn đọng, việc di chuyển các trường đại học, việc mở rộng hệ thống đại học khi chưa có đủ điều kiện,…đã khiến “quốc sách giáo dục” đang trở thành “hạ sách”, rất “hình thức” của việc rao giảng…

Như vậy, phải chăng Bộ rất cần phối hợp với các ngành chức năng: Tập trung biểu dương những người dũng cảm chống tiêu cực, trong và ngoài ngành. Xây dựng một hệ thống thanh tra giáo dục mạnh, thực hiện nghiêm Luật Giáo dục, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm