Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Năm 2016, chỉ còn 1 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ

Thứ ba, 14/02/2012 - 16:32

(Thanh tra) - Sáng nay (14/2), tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) 2012. Tại hội nghị, nhiều vấn đề về đổi mới phương thức thi ĐH và đổi mới quản lý giáo dục bậc ĐH năm 2012 và những năm tới đã được quyết định.

Theo báo cáo hội nghị, lộ trình đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 như sau: Từ nay đến 2015 tiếp tục giữ ổn định công tác tuyển sinh theo giải pháp “3 chung”. Từ năm 2016 - 2019, chỉ tổ chức thi tuyển sinh một đợt nhiều môn, trong đó có 2 môn công cụ bắt buộc Toán, Ngữ văn và các môn tự chọn; các trường quy định tổ hợp các môn thi để xét tuyển theo từng ngành đào tạo, không thi theo khối. Từ năm 2020 trở đi, khi Luật Giáo dục đã đi vào cuộc sống, sự phân tầng ĐH đã được thực hiện và công tác kiểm định đi vào nề nếp, việc thi tuyển sinh chỉ còn diễn ra ở các ĐH tốp đầu, tất cả các trường còn lại sẽ xét tuyển dựa trên kết quả học tập phổ thông.

Đối với kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012 vẫn giữ ổn định như năm trước nhưng có 6 dự kiến đổi mới.

Thứ nhất, tuyển thẳng đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Trong đó, tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào ĐH và giải khuyến khích vào CĐ các ngành đúng hoặc ngành gần theo môn học sinh đạt giải; học sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải, nếu dự thi ĐH, CĐ thì được ưu tiên theo hướng dự đủ số môn quy định, kết quả thi đạt điểm sàn ĐH trở lên, không có môn nào được điểm 0 thì được xét tuyển vào ĐH; dự thi đủ số môn quy định, kết quả từ điểm sàn CĐ đến dưới điểm sàn ĐH không có môn nào được điểm 0 thì các trường tuyển thẳng CĐ.

Thứ hai, bổ sung khối thi A1 (Toán, Lý, tiếng Anh). Kỳ thi 2012 vẫn tổ chức thi theo các khối truyền thống A, B, C, D các khối năng khiếu và bổ sung thêm khối A1. Để bảo đảm sự ổn định của các trường tuyển sinh theo khối thi truyền thống và không ảnh hưởng đến việc học tập, định hướng ôn tập của học sinh trong 3 năm học THPT, Bộ yêu cầu các trường vẫn tuyển sinh theo các khối thi của từng ngành đào tạo như những năm trước và có thể bổ sung thêm khối A1 nếu thấy cần thiết và phù hợp với từng ngành đào tạo.

Thứ ba, điều chỉnh lịch thi: Kỳ thi vẫn tổ chức "3 chung" và các ngày thứ 7, CN vào 3 tuần đầu tháng 7. Cụ thể như sau: Đợt 1 ngày 7 - 8/7, thi khối A, A1, V. Đợt 2: 14 - 15/7 thi các khối B, C D và năng khiếu. Đợt 3: 21 - 22/7 thi CĐ tất cả các khối như năm 2011.

Thứ tư, bố sung thêm cụm thi Hải Phòng và cho phép thí sinh dự thi tại cụm Vinh đăng ký học các trường ĐH đóng tại TP Hồ Chí Minh.

Thứ năm, giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm xét tuyển. Căn cứ điểm sàn không nhân hệ số, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển. Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn. Không quy định số đợt thi, số nguyện vọng, thời gian xét tuyển; không quy định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn đợt trước. Sau khi xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học đối với thí sinh đăng ký dự thi vào trường, nếu còn chỉ tiêu, các trường công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác toàn bộ điều kiện xét tuyển. Hàng năm, chậm nhất là 31/12, các trường phải báo cáo về Bộ kết quả tuyển sinh, kết quả thực hiện chỉ tiêu của năm. Sau thời điểm báo cáo, nếu các trường vẫn chưa tuyển hết chỉ tiêu đã xác định, nhất là các trường đào tạo theo học chế tín chỉ có thể tiếp tục tuyển sinh.

Thứ sáu, Bộ không in những điều cần biết như những năm trước. Thông tin tuyển sinh các trường công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ rõ, trong báo cáo của hội nghị chưa đề cập đến nhiều nội dung quan trọng như: Vấn đề mất cân đối trong tuyển sinh vào ngành kế toán, tài chính - ngân hàng những năm qua đều vượt 40% chỉ tiêu, năm nay có cần điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh những ngành này không? Thứ hai, chưa thấy Bộ báo cáo về kết quả đổi mới quản lý tài chính. Thứ ba, yêu cầu về tăng học phí là tăng chất lượng đào tạo như thế nào cũng không thấy Bộ trình bày trong báo cáo…

Phó Thủ tướng yêu cầu các trường cần sớm có báo cáo về các vấn đề trên gửi Bộ GD-ĐT tổng hợp để báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất.


Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024
Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

Sơn La tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học

(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.

Trần Kiên

12:26 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm