Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Loay hoay với hoạt động giết mổ tập trung

Thứ năm, 26/04/2012 - 09:45

(Thanh tra)- Không phải Hà Nội chưa có giải pháp để đưa hoạt động giết mổ đi vào nền nếp và cũng không phải chưa có đơn vị nào đi tiên phong trong việc quy chuẩn hóa giết mổ gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, dường như mọi nỗ lực của cơ quan chức năng cũng như bản thân các cơ sở giết mổ hiện đại phải chào thua thói quen bạ đâu giết mổ đấy của dân ta.

*Phải kiểm soát chặt việc đóng dấu kiểm dịch.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Hiền cho biết, giá giết mổ công nghiệp cao hơn 50 - 60% so với thủ công, tính ra trên 100.000 đồng/con. Bên cạnh đó, nhà máy lại xa trung tâm nên sản phẩm  không thể cạnh tranh được với lò thủ công. “Chưa kể, cơ sở giết mổ đầu tư hết gần 70 tỷ đồng. Năm nay, đầu tư xong không hoạt động được, lương công nhân phấn đấu ổn định nhưng cũng khó vì phải vay ngân hàng. Chúng tôi đang tính bán nhà máy vì lỗ”, bà Hiền nói.

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cho biết, vấn đề giết mổ của TP Hà Nội hiện còn nhiều bất cập. Việc quy hoạch đúng ra phải tiến hành nhiều năm rồi mới triển khai đồng bộ. Thực tế, hiện nay Sở Công thương quy hoạch 11 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhưng vẫn chưa đưa vào hoạt động. Trong khi đó, những hộ và doanh nghiệp tổ chức giết mổ ở ngoại thành chưa bảo đảm điều kiện thì hoạt động hết công suất.

Ngay như cơ sở Thịnh An, giết mổ 700 con/ngày, nhưng trong quá trình giết mổ chưa có móc treo, bàn bảo đảm trên mặt đất, chưa có xe chuyên dùng, đại đa số là xe máy. Chưa kể, vấn đề kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm… được bảo đảm ra sao?.

Hay như, cơ sở Minh Hiền không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên TP quyết định di dời.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, sẽ đề xuất TP có các chính sách hỗ trợ, đặc biệt quan tâm tới đất đai, khuyến khích hỗ trợ một phần hạ tầng, xe chuyên dùng cho cơ sở giết mổ tập trung hiện đại. Đối với những hộ tư nhân khi vào giết mổ sẽ hỗ trợ phí thuê. Đáng chú ý, TP đã có chính sách hỗ trợ 100% cho hệ thống xử lý chất thải, môi trường trong các cơ sở giết mổ tập trung.

Tuy nhiên, như cơ sở Vạn Phúc đầu tư khu xử lý nước thải biogas, khu xử lý chất rửa giết mổ hơn 1 tỷ đồng, song chỉ được thuê trong 5 năm. Vì vậy, tới đây, kiến nghị TP có cơ chế hỗ trợ cho cơ sở giết mổ thời gian thuê dài hơn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, TP Hà Nội đã có nhiều cố gắng để có được những cơ sở giết mổ tập trung hiện đại. Tuy nhiên, đến nay, các cơ sở này chưa sử dụng hết công suất.

Vì vậy, TP Hà Nội phải yêu cầu các hộ thực hiện giết mổ theo đúng quy trình. Đặc biệt phải kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề kiểm tra đóng dấu kiểm dịch trước khi đưa ra thị trường.

Có như vậy, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác sẽ không còn thịt bẩn.


Nam San

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm