Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/06/2012 - 08:01
(Thanh tra)- Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 45 công trình thủy điện có lòng hồ ở thượng nguồn, trong đó nổi bật là thủy điện Ia Lay, Pleikrông hay đập thủy lợi Mùa Xuân, là lợi thế lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
Năm 2007, từ nguồn vốn của Chương trình Giống Quốc gia, Kon Tum đã được đầu tư xây dựng công trình trạm giống nông nghiệp với tổng kinh phí lên đến 17 tỷ đồng nhằm cung cấp lượng giống khoảng 1 triệu con/năm cho địa phương. Đây được xem là đại công trình về thủy sản trên địa bàn Tây Nguyên.
Công trình trạm giống trên có tổng diện tích gần 9 ha được xây dựng trên địa bàn xã Đắk La, huyện Đắk Hà. Công trình có 45 ao hồ lớn nhỏ các loại, cùng nhiều hạng mục khác như nhà điều hành, nhà sinh sản cá, kho chứa thức ăn… Theo tính toán, mỗi năm ngoài việc cung cấp khoảng 1 triệu con giống, công trình cũng sẽ cung cấp lượng lớn giống cá thịt cho thị trường… Tuy nhiên, sau khi được bàn giao đưa vào sử dụng từ đầu năm 2012, các ao hồ - hạng mục chủ lực để nuôi trồng phát triển cá giống, cá thịt lại cạn nước.
Mặc dù từ đầu năm đến nay tỉnh Kon Tum đã có nhiều trận mưa lớn và cũng đã bắt đầu vào mùa mưa nhưng tại Trạm Giống nông nghiệp Đắk La gần như các hồ trên vẫn cạn nước. Hiện tại, các ao lớn của trạm đã bỏ hoang cho cỏ dại mọc um tùm. Tại 4 hồ lớn đầu tiên từ cổng đi vào, ở ngay con suối dẫn nước vào mà nước đã cạn. Trên thân hồ, cỏ mọc phủ kín lối đi, dưới lòng hồ, đất cát bồi lấp, cỏ mọc um tùm dù vừa mới bàn giao. Lòng hồ trở thành địa điểm để bò xuống gặm cỏ. Theo anh Nguyễn Văn Sâm, phụ trách trạm, hiện chỉ có 7 ao là còn sử dụng để nuôi cá trắm, rô phi, mè, còn lại tất cả đều phải bỏ hoang vì thiếu nước.
Công trình trạm giống này khi bàn giao đúng vào mùa khô, nguồn cung cấp nước từ hồ Cà Sâm trên địa bàn cũng đã cạn. Ngoài ra, nguồn nước này lại dùng chung để sản xuất nông nghiệp của người dân, các con kênh dẫn nước trước khi về hồ đã phải cạnh tranh với hàng loạt nương rẫy, ruộng vườn của dân nên khi nước đến cũng chẳng còn là bao. Trong khi nguồn nước từ hồ Cà Sâm theo như dự tính ban đầu được xem là chủ lực để duy trì “sự sống” của công trình nhưng nay đã cạn.
Được biết, khi triển khai xây dựng thì công trình đã nắn dòng suối để dẫn nước vào hồ. Tuy nhiên, trước khi đến ao, nguồn nước đã được dùng tưới tiêu cho hàng trăm ha cây trồng từ cà phê, lúa… trong khi người dân thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật để chăm sóc cây trồng. Vì thế, nếu dùng nguồn nước trên rất nguy hiểm đến đàn cá giống. Những bất cập này cũng được ông Nguyễn Văn Năm, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum) đơn vị chủ đầu tư, quản lý dự án thừa nhận.
Theo ông Năm, để khắc phục được những khiếm khuyết trên, đơn vị cần nạo vét lòng hồ, sử dụng nguồn nước từ hồ Mùa Xuân - công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Kon Tum hoặc có thể bơm nước từ suối Kon Trang về công trình là ổn. Tuy nhiên, để làm được điều này cần tối thiểu 5 tỷ đồng, trong đó có 3 tỷ làm đường ống riêng dẫn nước về và 2 tỷ đồng để xây dựng trạm hạ thế điện.
Hoàng Cao Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh