Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/07/2012 - 14:29
(Thanh tra) - Bên cạnh rừng sản xuất cần có rừng nguyên sinh (rừng tái sinh), trả lại môi trường sinh thái tự nhiên cho rừng, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Với sự hỗ trợ từ Tổ chức khoa học công nghệ, phi lợi nhuận trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam (CIRUM), Lạng Sơn đang được xem là một điển hình trong công tác giữ và tái tạo rừng.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng tham gia trồng cây nhân Ngày Môi trường Thế giới (05-6) năm 2012 tại thôn Hố Mười, xã Minh Sơn
Là huyện miền núi phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách TP. Lạng Sơn 70 km, thuộc dải đất nối liền trung du và vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Hữu Lũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 80.674,64 ha trong đó riêng đồi núi đá chiếm 33.056 ha. Dân tộc thiểu số chiếm 59,65% tổng số dân, chủ yếu là dân tộc Nùng và Tày.
Thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hữu Lũng cho thấy, khoảng 15 năm trở lại đây, bạch đàn là cây trồng khá phổ biến ở địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân như làm cột chống, dựng nhà, nguyên liệu ngành Giấy...
Tuy nhiên, cây bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa. Trồng 5 - 6 năm sẽ đạt chiều cao trên 7 m và đường kính thân cây khoảng 9 -10 cm. Là loài dễ trồng, lá chứa nhiều tinh dầu, ít kén đất tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kỳ.
Nhận thức rõ điều này, CIRUM đã tích cực làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn và huyện Hữu Lũng nhằm tìm ra phương thức hợp tác tốt nhất cho dự án “Khôi phục và phát triển rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng” tại thôn Hố Mười, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng.
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và huyện Hữu Lũng sau chuyến tham quan mô hình tương tự tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, đã thống nhất triển khai quyết liệt các bước của dự án.
Giám đốc CIRUM Trần Thị Hòa cho biết, thách thức lớn nhất với người dân là phải chặt bỏ bạch đàn, hiểu được lợi ích dài lâu của việc tham gia vào mô hình trồng rừng, vừa đảm bảo kế sinh nhai lâu dài của người dân địa phương, bảo tồn và phát triển quyền văn hoá bản địa, vừa bảo vệ tính đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của cộng đồng. Cụ thể là thuyết phục bà con trồng mới các giống cây có nguồn gốc bản địa như lim xanh, keo, lát, mỡ…
Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng Hoàng Văn Hùng, cho biết rừng đặc dụng sản xuất thời gian qua đã mang lại một số lợi ích thiết thực cho bà con địa phương. Song, về lâu dài cần có sự chuyển đổi.
Khởi động vào năm 2010, từ mô hình rừng cộng đồng với 12 hộ dân, tới nay, đã có 42 hộ gia đình khác tham gia, đưa tổng số diện tích rừng trồng mới lên tới 70%, nhiều cây sinh trưởng tốt, chiều cao trên 1m.
Tổng kinh phí đầu tư cho dự án kéo dài 3 năm này ước khoảng 700 triệu đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách của xã và huyện. Diện tích cây bạch đàn cũng đã giảm đi đáng kể (còn khoảng 30%). CIRUM chỉ hỗ trợ những phần bà con nhân dân không có, huyện giúp chuyên môn kỹ thuật, tiến hành đo đạc và bàn giao đất rừng, mua phân bón, còn nhân dân bỏ công trồng và chăm sóc.
Bên cạnh đó, CIRUM cũng đã thành công khi thuyết phục UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định giao lại hơn 60 ha rừng hiện đang quản lý bởi Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc cho huyện.
Dưới sự điều hành của Ban Chỉ đạo dự án ở cấp huyện và xã, cùng với các tổ đội ở thôn phối hợp, khu rừng rộng chừng 3 ha của nhà ông Hứa Tiến Hữu, 45 tuổi, dân tộc Nùng, trở thành “vườn ươm” cho dự án. Một số cây to, khỏe mạnh được chọn làm cây tổ, thu lượm hạt sau đó đem gieo.
Hy vọng trong thời gian không xa, đây sẽ là một điểm đến thú vị cho các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng của phát triển hệ sinh thái động thực vật tự nhiên phong phú, là mô hình du lịch sinh thái mang lại thương hiệu cho Hữu Lũng.
Hay nói ví von là “trả lại tên cho em, những cánh rừng nguyên sinh quý giá”, Giám đốc Trần Thị Hòa chia sẻ trong lễ trồng rừng do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn tổ chức tại huyện Hữu Lũng nhân Ngày Môi trường Thế giới (05/6) năm 2012 vừa qua.
Ở thôn Hồ Mười, ngoài gia đình ông Hữu, khu rừng gia đình của hai anh em ruột là ông Hứa Văn Nhủng và ông Hứa Văn Nhẳng cũng là nhân tố tham gia tích cực, chứng tỏ tính thiết thực, hiệu quả, thuyết phục lòng dân của dự án.
Lãnh đạo huyện Hữu Lũng hy vọng nhân rộng mô hình của CIRUM lên trên 600 ha trong thời gian tới, đạt mục tiêu tới năm 2015 sẽ bao phủ 55% diện tích rừng tái sinh trên địa bàn.
Sơn Kỳ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh