Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 30/05/2022 - 12:07
(Thanh tra) - Sáng ngày 30/5, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề quy hoạch, khí hậu cực đoan khiến Hà Nội biến thành “sông” sau mưa lớn.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trao đổi với báo chí Ảnh: Đ.X
+ Thưa ông, chiều qua (29/5), Hà Nội biến thành “sông” chỉ sau trận mưa lớn kéo dài gần 2h, liệu có liên quan đến công tác quy hoạch không?
- Thời tiết hiện nay biến đổi bất thường, nhiệt độ nóng lên. Không phải chỉ Việt Nam mà ở các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, Châu Âu khi thời tiết bất thường tập trung vào một thời điểm thì không có hạ tầng nào có thể chịu đựng được.
Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề dị thường của thời tiết, như mưa lớn cực đoan với vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn là hai nguy cơ như nhau.
+ Ở các TP lớn như Hà Nội, TP HCM cứ mưa là ngập đã được nói đến nhiều, điều này cho thấy điều gì?
- Tôi cho rằng, phải nhìn lại toàn bộ quy hoạch hạ tầng ở các đô thị. Mỗi đô thị mang đặc trưng về địa hình khác nhau. Cho nên, khi thiết kế thì quan trọng nhất là phải dự báo được tình cực đoan của khí hậu thời tiết, số lượng dân cư…
Khi dự báo được mức cực đoan của khí hậu ở tầm dài hạn và đạt được tầm của TP như “huyết mạch của cơ thể con người” thì mới giải quyết. Tức là, các hệ thống thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ, phải tính toán được mật độ dân cư, cùng với hạ tầng của chúng ta.
Thậm chí, có những vấn đề chúng ta phải dự báo không phải xảy ra hàng năm mà có thể 20, 30, 50 năm mới xảy ra 1 lần cực đoan thì cũng phải tính đến phương án.
Từ đó, giúp cho khâu thiết kế cơ sở hạ tầng như công trình ngầm, đường giao thông ngầm, đường giao thông bề mặt, bố trí sắp xếp khu dân cư có tính toán đến độ cao để làm sao khu vực đó tự thoát được nước. Nếu khu vực không tự thoát được nước thì phải sử dụng máy móc thiết bị nhưng điều đó phải hạn chế.
Thời tiết cực đoan thì còn phải tính toán hệ thống để trữ nước như Nhật Bản có khu vực được bố trí những đường ngầm gọi là hầm chứa để chứa nước dùng khi hạn hán.
Hoặc có nước bố trí trường học, sân vận động, cánh đồng lúa trong trường hợp thấy có thể ngập những nơi xung yếu thì điều chỉnh van trong hệ thống để đưa những nơi đó thành nơi chứa nước.
Đó là giải pháp mà các nước làm, tất nhiên là đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế và đầu tư hạ tầng phải đồng bộ.
+ Trong các quận nội thành của Hà Nội, nhiều nhà cao tầng mọc lên. Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến sau một cơn mưa lớn Hà Nội biến thành “sông”?
-Việc này tất nhiên có ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước của TP. Khi dân số tăng lên, thì phải kèm theo hạ tầng đô thị.
Ở đây tôi muốn nói là hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán gồm: Lượng nước con người sử dụng; lượng nước mưa trong thời tiết cực đoan. Chúng ta phải tính toán đồng bộ với cơ sở hạ tầng.
+ Năng lực dự báo hiện nay liệu có tính được lượng mưa lớn trong một thời gian ngắn đổ xuống một vùng hay không?
- Để dự báo chính xác những trận mưa lớn, diễn ra trong thời gian ngắn là điều không dễ. Hiện nay, các chuyên gia khí tượng thủy văn đang nỗ lực làm được điều đó.
Cụ thể, khi dự báo lưu lượng mưa trong một khoảng thời gian có thể tính được ở một khu vực có lượng mưa như thế nào. Từ đó, mới đưa ra được khả năng tiêu thoát nước của hệ thống và cảnh báo ngập lụt.
+ Theo ông, TP Hà Nội cần có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng “mưa là ngập” như hiện nay?
- Trước hết, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo.
Thứ hai, TP này cần có dự án tổng thể, trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu hiện nay về hiện tượng cực đoan của thời tiết.
Thứ ba, Hà Nội cần xây dựng một đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan để đảm bảo tính bền vững.
Ngoài ra, là sử dụng các giải pháp mang tính chủ động như có thể bố trí cánh đồng, sân vận động làm bể chứa nước để tạm thời không tạo ra ngập lụt, tác động vào những nơi xung yếu gây thiệt hại về tài sản cho con người.
Thêm vào đó, là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động như sử dụng cánh đồng, sân vận động làm “bể chứa nước” để tạm thời không tạo ra sự ngập lụt, tác động vào những nơi xung yếu gây thiệt hại về tài sản cho con người.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thời gian qua, các chế độ, chính sách đối với người có công, thân nhân người có công với cách mạng tại Điện Biên được chi trả kịp thời, đúng đối tượng; đời sống người có công, thân nhân người có công với cách mạng không ngừng được quan tâm hỗ trợ.
Trần Trung
17:51 22/11/2024(Thanh tra) - Kháng thuốc hiện nay là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp kháng thuốc vào danh sách 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Tình trạng kháng thuốc không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực sức khỏe mà còn tác động sâu rộng tới toàn xã hội, vượt qua ranh giới của bất kỳ quốc gia nào.
Phương Anh
15:41 22/11/2024Hoàng Nam
15:38 22/11/2024N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024Văn Thanh
12:44 22/11/2024Vũ Linh
12:37 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền