Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/11/2012 - 15:01
(Thanh tra) - Từ trung tâm xã, vượt qua 4km đường khi thì lổn nhổn toàn đá, khi thì lầy lội những bùn, qua một cây cầu tre bắc tạm qua suối là vào đến xóm Né. Mặc dù đã được cán bộ xã “cảnh báo” trước, nhưng ngồi sau xe máy, nhiều lúc tôi không khỏi “thót tim” trước những con dốc chênh vênh. Trên con đường ấy, ngày ngày vẫn là hành trình miệt mài “cõng chữ” về bản của các thầy cô Trường Tiểu học Yên Lãng cùng hành trình “đi tìm con chữ” của những học trò nghèo nơi đây.
Đường vào xóm Né, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn. Ảnh: Phương Nhung
Xóm Né là một trong 3 xóm nghèo của xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn. Toàn xóm có 133 hộ dân trong đó 72 hộ thuộc nghèo và 17 hộ cận nghèo. Phần lớn người dân xóm Né là người dân tộc Mường, 100% thuần nông nên đời sống sinh hoạt của bà con nơi đây hết sức khó khăn.
Cô Nguyễn Thị Hòa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Lãng cho biết, do đời sống người dân xóm Né gặp nhiều khó khăn, địa bàn đi lại vất vả vì vậy nhà trường phải bố trí một lớp học cắm bản dành cho các em học sinh khu xóm Né thuộc các khối lớp 1, 2 và 3. Lớp học cắm bản được phân công hai giáo viên phụ trách, một cô giáo dạy lớp 3 và một cô giáo dạy lớp 1 và 2.
Lớp 3D của cô giáo Hường được phân công học buổi sáng. Cả lớp có 8 học sinh, trong đó có 2 học sinh bị thiểu năng trí tuệ. Lớp 1 và 2 được học ghép vào buổi chiều do cô giáo Hạ phụ trách. Lớp có 11 học sinh trong đó có 1 em bị khuyết tật và 1 em bị thiểu năng. Các em bị thiểu năng ở đây tham gia lớp học theo chương trình học hòa nhập. Việc dạy dỗ những học sinh này gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức của các em còn chậm. Ngoài việc dạy kiến thức, các cô còn chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho các em.
Có tận mắt chứng kiến sự thiếu thốn cơ sở vật chất của lớp học xóm Né mới hiểu được sự gian nan, vất vả của thầy và trò nơi đây. Lớp học được xây dựng đơn giản, bên trong bố trí lèo tèo 5, 6 bộ bàn ghế cùng một chiếc bảng treo. Công trình được xây dựng cách đây 10 năm, nay đã xuống cấp dần theo thời gian. Ngày nắng còn đỡ, những ngày mưa lớp học dột, ngấm ướt hết tường. Khó khăn là vậy, nhưng các thầy cô nơi đây luôn nhiệt tình và tận tâm mang con chữ về với những học trò nghèo xóm Né. Ngày ngày, các thầy cô lại lặn lội từ ngoài trung tâm vào trong xóm. Những hôm trời mưa, xóm Né gần như bị cô lập với bên ngoài do đường đi lầy lội và nước suối dâng cao. Các cô lại tìm cách đi đường vòng cách đó hơn 30km để vào được lớp. Hiểu được sự vất vả của thầy cô, những học trò nghèo nơi đây rất chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn.
Lớp học cắm bản tại xóm Né. Ảnh: Phương Nhung
Giờ ra chơi, mấy đứa trẻ ùa ra khoảng sân rộng trước lớp. Ở đây, chúng chẳng có những trò chơi hiện đại như đám trẻ dưới thành phố. Giờ nghỉ giải lao, cũng chẳng có bánh và sữa để tranh thủ ăn cho đỡ đói. Trò chơi của chúng là những trò dân giã như nhảy dây, nhảy lò cò. Tiếng cười đùa lan rộng khắp một khoảng sân, bởi với những học trò nơi đây mỗi ngày được cắp sách đến trường đều là những ngày vui, dù cuộc sống luôn còn đó những khó khăn.
Lên lớp 4, học sinh khu Né bắt đầu đi học ở trường ngoài xã. Được về trường học, đứa nào cũng mừng bởi ngoài trường có thêm nhiều bạn mới và nhiều thầy cô. Khác với học sinh thành phố hàng ngày vẫn được bố mẹ đưa đi học bằng các phương tiện hiện đại như xe máy, ô tô, mấy em học sinh của khu Né, đứa nào cũng bé như cái kẹo nhưng đã tự đạp xe đạp đến trường. Em Thiều Thanh Thảo, học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Yên Lãng cũng là một trong những học sinh đến từ khu Né cho biết: “Hàng ngày, em cùng các bạn đạp xe đến trường. Ngày nắng thì đạp xe, còn ngày mưa thì hầu như toàn dắt xe đi bộ”.
Con đường đến trường của các em cũng hết sức nguy hiểm đặc biệt vào mùa mưa, khi nước lũ tràn về. Mùa mưa năm nay, chiếc cầu tre bắc tạm qua suối bị lũ cuốn trôi, muốn đến trường các em lại phải đi qua suối bằng thuyền nan. Tuy con đường đến trường nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng bọn trẻ khu Né đi học rất đầy đủ, chẳng nghỉ học buổi nào.
“Những ngày mưa, học sinh khu Né đến lớp em nào cũng lấm lem bùn đất, các cô lại phải gột quần áo và rửa tay chân rồi mới vào lớp học. Thấy các em đi học như vậy các thầy cô ai cũng thương, nhưng chẳng biết làm gì hơn” - cô Hòa nói. Khó khăn là vậy, nhưng rất nhiều thế hệ học trò nghèo xóm Né đã học hành thành đạt và gặp nhiều thành công trong cuộc sống. Đây là niềm hạnh phúc và là niềm cổ vũ tinh thần rất lớn đối với các thầy cô giáo.
Tiếng trống trường vang lên báo hiệu một ngày học đã kết thúc, đám học sinh khu Né lại vội vàng trở về nhà. Dù con đường về nhà còn xa và vất vả lắm, nhưng lũ trẻ vẫn cười đùa tíu tít. Nụ cười ấy chứa đựng niềm hy vọng vào một ngày không xa, đường về xóm Né sẽ được quan tâm đầu tư để hành trình “chở chữ” của các thầy cô Trường Tiểu học Yên Lãng sẽ bớt đi những gian nan nhọc nhằn, và để niềm vui đến trường của học sinh khu Né sẽ là những niềm vui trọn vẹn.
Phương Nhung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình