Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/10/2012 - 08:30
(Thanh tra)- Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Vũ Ngọc Phụng, công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn đang tồn tại những bất cập, vướng mắc gây khó khăn cho các cấp chính quyền trong quá trình triển khai thực hiện.
Tại quận Hà Đông hiện có 18 khu chung cư (KCC), khu đô thị mới, khu nhà ở có chung cư cao tầng đã đưa vào sử dụng. Trong đó, 9 KCC cũ đã tồn tại từ trước và phần lớn đã bán thanh lý theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; 9 khu đô thị mới, khu nhà ở mới với 35 tòa nhà cao tầng được hình thành từ việc cụ thể hóa quy hoạch chi tiết.
Quận đã quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban chuyên trách, các cấp chính quyền, đoàn thể thành lập ban quản trị (BQT) tại các nhà chung cư, thành lập tổ dân phố; kiểm tra giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh theo đúng thẩm quyền; đồng thời phối hợp với các các chủ đầu tư (CĐT) hoặc đơn vị đang quản lý các tòa nhà, BQT giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến bảo trì, vận hành, xây dựng nội quy quản lý, bảo đảm trật tự an ninh và phòng, chống cháy nổ…
Đối với các KCC cũ được xây dựng cách đây 20 - 30 năm (hiện đã xuống cấp nghiêm trọng), mặc dù một số doanh nghiệp đã được UBND TP giao khảo sát, nghiên cứu, lập dự án cải tạo, xây dựng mới nhưng tốc độ triển khai vẫn còn rất chậm. Một số đơn vị quản lý chưa tiến hành thanh lý nhà theo Nghị định 61/CP, cộng với việc các hộ gia đình mua bán, chuyển nhượng không thông qua chính quyền địa phương cũng dẫn đến những khó khăn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
Đáng lưu ý là hiện nay, toàn bộ KCC cao tầng mới hoàn thành, đưa vào sử dụng trên địa bàn quận đều do các CĐT quản lý, vận hành khai thác sử dụng, không thực hiện công tác bàn giao hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vận hành tòa nhà và bàn giao quản lý hành chính cho các đơn vị quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương. Do vậy, việc quản lý hành chính, nhân khẩu tại khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến những tranh chấp giữa người dân sử dụng và CĐT. Trong khi đó, TP chưa có chế tài xử lý đối với các CĐT không thực hiện đúng các quy định của pháp luật cũng như những cam kết với người dân để công tác quản lý hành chính tại các KCC thuận tiện và chặt chẽ.
Điển hình là trường hợp tranh chấp gây bức xúc trong nhân dân tại KCC 16B Nguyễn Thái Học (phường Yết Kiêu), người sử dụng đất bất đồng với CĐT về giá dịch vụ, giải phóng mặt bằng; hay tại khu nhà ở dịch vụ - thương mại Nàng Hương và tòa nhà hỗn hợp Sông Đà - Hà Đông, tòa nhà CT8A khu đô thị Văn Quán, người dân gửi đơn thư đến các cấp chính quyền và cơ quan chức năng để kiến nghị kiểm tra, xử lý các sai phạm của CĐT trong việc đăng ký cấp sổ đỏ, thu phí dịch vụ, phí trông giữ xe, sử dụng tầng hầm, phòng sinh hoạt cộng đồng không theo đúng hồ sơ thiết kế và các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà…
Phó Chủ tịch UBND quận Vũ Ngọc Phụng cho biết, để xử lý dứt điểm các tranh chấp phát sinh trên, quận đã chỉ đạo UBND các phường sở tại tổ chức họp với các hộ dân để thống nhất nội dung kiến nghị và yêu cầu CĐT thực hiện nghiêm túc theo đúng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
Đến nay, UBND quận Hà Đông đã cấp được 2.703 sổ đỏ cho các hộ dân đang sinh sống tại các khu đô thị, nhà ở mới; hiện còn khoảng 1.000 hồ sơ đã hoàn thiện, đang được thẩm định tại Văn phòng Đăng ký Nhà đất của TP. Tại các KCC này, chính quyền đã đôn đốc thành lập được 7 BQT tòa nhà theo Quyết định 08 của Bộ Xây dựng và Quyết định 34 của UBND TP về quản lý nhà thu nhập thấp. Riêng tại phường Phúc La, tại 19 tòa nhà đã thành lập được 7 tổ dân phố, phường Hà Cầu thành lập 4 tổ dân phố của 2 nhà, khu đô thị Văn Quán có 4 tòa nhà đã sáp nhập vào các tổ dân phố lân cận…
Đối với một số tòa nhà chưa đủ điều kiện để thành lập BQT và tổ dân phố thì chính quyền phường giới thiệu sinh hoạt ghép và tại mỗi khu nhà này, Công an phường đều cử cán bộ thường xuyên đóng “chốt” để phục vụ đăng ký tạm trú, tạm vắng và giữ gìn an ninh trật tự...
Riêng về vấn đề trường học cho con em các gia đình mới chuyển đến tại các KCC mới này, Phó Chủ tịch UBND quận khẳng định: Với 75 trường học các cấp trên địa bàn quận thì chắc chắn “không có cháu nào không có chỗ để học”.
Một số những bất cập khác đang được các sở, ngành đưa ra để cùng xem xét, thống nhất và đề nghị TP có biện pháp tháo gỡ sao cho phù hợp với thực tiễn triển khai.
Theo ông Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Thường trực HĐND TP Hà Nội, quận Hà Đông đã giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc tại các khu đô thị, khu nhà ở, đặc biệt đã phát huy được vai trò của chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở trong quá trình xử lý các tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, cũng do một số vướng mắc khách quan dẫn đến việc xử lý của chính quyền quận Hà Đông đôi khi còn lúng túng, chưa chủ động; một số BQT tòa nhà hoạt động chưa theo đúng chức năng quy định...
Minh Nghĩa
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh