Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điểm sáng nông thôn mới trong lòng thành phố

Thứ bảy, 16/03/2013 - 15:25

(Thanh tra) - Cùng với xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi được Trung ương chọn làm điểm để chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại xã ven đô thị lớn. TP. Hồ Chí Minh chủ động chọn 5 xã để triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia để có thêm kinh nghiệm thực tiễn, triển khai Chương trình đến tất cả các xã trên địa bàn, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tại hội nghị tổng kết thí điểm mô hình nông thôn mới TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2012

Chủ trương và lòng dân

Báo cáo tổng kết thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2012, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Trưởng BCĐ Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, bên cạnh xã thí điểm cấp Trung ương là Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, từ năm 2010, địa phương còn triển khi thí điểm mô hình nông thôn mới tại 5 xã ở 5 huyện là Thái Mỹ - Củ Chi, Xuân Thới Thượng - Hóc Môn, Tân Nhựt - Bình Chánh, Nhơn Đức - Nhà Bè, và Lý Nhơn - Cần Giờ. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới của TP đến đầu tháng 01/2013 là 6.900 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 20,2 tỷ đồng (0,29%), ngân sách TP hơn 1.380 tỷ đồng (hơn 20%), còn lại trên 5.497 tỷ đồng (79,6%) từ người dân và cộng đồng. Nhờ đó đã xây dựng 911 công trình giao thông, thủy lợi, văn hóa, xã hội, xóa nhà tạm.

Đến nay, 5 xã điểm cơ bản đạt các tiêu chí nông thôn mới, trong đó xã Thái Mỹ đạt 19/19 tiêu chí, 4 xã khác hoàn thành 1-2 tiêu chí còn lại trong năm nay. Chính nhờ cơ sở hạ tầng góp phần vào việc thu hút đầu tư trong cộng đồng, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giúp nâng cao đời sống sinh hoạt cộng đồng dân cư… đã giúp thu nhập người dân tại những xã này đạt bình quân 31,5 triệu đồng/người/năm; gấp 1,83 lần trước khi xây dựng đề án. Các xã điểm không còn hộ nghèo so với mức quy định Trung ương, nhưng nếu so với chuẩn TP (12 triệu đồng/người/năm) chỉ còn 1.188 hộ (so với trước đó 4.533 hộ). 

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ Chương trình nông thôn mới TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua cho rằng, trong 6 xã lúc bắt đầu xây dựng nông thôn mới có những xã chỉ đạt 5 tiêu chí, nhưng sau 3 năm đạt 17 tiêu chí, vậy khi đi sau với những kinh nghiệm, sự chỉ đạo, trao đổi có cách làm và bước đi để đạt kết quả nhanh hơn xã bạn đã triển khai. Có những tiêu chí cần vốn mới có kết quả được như đường, trạm y tế, trường học… nhưng cũng có nhiều tiêu chí không cần nhiều tiền mà cần cách làm, cách tổ chức thực hiện như xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, giúp nhau kinh nghiệm chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cây con giống… trên tinh thần phát huy sức mạnh của nhân dân, xây dựng nông thôn mới cho chính nhân dân để tìm kiếm cách làm hiệu quả nhất, nhanh nhất.

Những kết quả đạt được bước đầu không chỉ phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập mà còn nâng cao điều kiện thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa - xã hội của người dân, giảm dần khoảng cách giàu nghèo.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, cách làm của TP. Hồ Chí Minh vừa đúng chỉ đạo vừa có nhiều sáng tạo, là những kinh nghiệm tốt cho các nơi tham khảo. Đó là sự quyết tâm chỉ đạo của các cấp cũng như sự tham gia tích cực của các đoàn thể. Việc làm tốt công tác tuyên truyền, giúp bà con nhận thức được mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới nên người dân tại chỗ tham gia tích cực vào chủ trương lớn của Đảng. Thực tế người dân chủ động và đóng góp rất lớn để làm tốt nhiệm vụ. Cụ thể nhất là việc hơn 7.000 người dân tự nguyện hiến hơn 720 ha đất. TP cũng đã chỉ đạo thành công việc tổ chức sản xuất để nâng cao thu nhập người dân, chỉ tiêu quan trọng nhất và cũng khó thực hiện nhất.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị TP phát huy hơn nữa việc tuyên truyền cho cán bộ và người dân về chủ trương đúng đắn của Đảng. Xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao thu nhập cũng như cải thiện đời sống của chính người dân tại chỗ, nhưng để làm đươc điều này cần có sự hỗ trợ tích cực hơn từ Nhà nước, nhất là việc chuyển giao khoa học, công nghệ, cung cấp giống cây con mới và giúp mỗi xã xác định vài sản phẩm chủ lực, tạo ra được lượng hàng hóa lớn, có tính cạnh tranh cao.

Ý chí và quyết tâm


Đánh giá tính đúng đắn của chủ trương đã khơi gợi và phát huy nội lực nhân dân tại các xã, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định, nhân dân là chủ thể quyết định sự thành công của chương trình. Các doanh nghiệp với tâm huyết, tình cảm gắn bó mật thiết với nông dân và nông thôn đến đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Hàng ngàn cá nhân hiến đất làm đường, phát triển sản xuất, vượt khó làm giàu… Có thể nói, những nhân tố nông thôn mới các xã ven đô thị đã hình thành, bắt đầu phát huy tác dụng, làm cơ sở cho việc tiếp tục nhân rộng mô hình tất cả các xã còn lại. Cái được lớn nhất là Nghị quyết của Đảng hợp lòng dân đã đi vào cuộc sống. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với quyết tâm làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức trách nhiệm trước dân.

Để chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, tạo ra diện mạo mới cũng chính là quán triệt và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải chỉ đạo tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt tại 6 xã điểm; đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2015, phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững.

BCĐ nông thôn mới các cấp nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và TP; phát huy tính chủ động, sáng tạo, quyết tâm hơn nữa. Đảng ủy các xã đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng đi sát, lắng nghe ý kiến của người dân. TP cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân, nông nghiệp… tạo điều kiện thúc đẩy, gắn với thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đô thị đến năm 2020. Các doanh nghiệp TP có phương án hợp tác, liên kết sản xuất, hỗ trợ giải quyết đầu vào, đầu ra nông sản tại các xã…

Trên cơ sở đánh giá cao về quyết tâm và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã chấp thuận đề nghị của TP đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành vào cuối năm 2015; phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, mục tiêu của TP. Hồ Chí Minh là nhân rộng mô hình nông thôn mới ra 50 xã còn lại để đến năm 2015 tất cả 56/56 xã của TP cơ bản đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

Bảo Thái

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm