Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/05/2011 - 22:35
(Thanh tra)- Ngày 11/5, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo lần thứ 12 về Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Mức tiền phạt cao nhất đã được Bộ Y tế đề nghị là 100 triệu đồng.
Tại Hội thảo, các ý kiến cơ bản tán thành việc cần thiết phải ban hành Nghị định, bởi hiện nay, tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều diễn biến phức tạp, không chỉ ở các đô thị mà cả ở khu vực nông thôn. Việc vi phạm về an toàn thực phẩm không chỉ đơn thuần gây thiệt hại về kinh tế cho nhà nước, tổ chức, cá nhân mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, sinh mạng của người dân...
Các ý kiến đóng góp tại Hội thảo tập trung vào những vấn đề chủ yếu là phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; việc áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; về sử dụng hoá chất, vi chất dinh dưỡng... Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm; việc quảng cáo, ghi nhãn sản phẩm; quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn...
TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, Bộ Y tế đang đề xuất nâng mức tiền phạt cao nhất lên tới 100 triệu đồng đối với một hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (mức cao nhất hiện nay đang được áp dụng xử phạt là 30 triệu đồng).
Dự thảo Nghị định này quy định rất chi tiết các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Cụ thể: Phạt 1 triệu đồng đối với việc bày bán thực phẩm chín không có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, bày bán thực phẩm không có bàn hoặc giá cao hơn mặt đất. Phạt 3 triệu đồng nếu sử dụng nguyên liệu chế biến thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng. Phạt từ 3 đến 5 triệu đồng đối với chủ nhà hàng ăn uống, khách sạn, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin, bếp ăn tập thể… xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Phạt đến 20 triệu đồng đối với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu hành trên thị trường không có báo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nếu kinh doanh thực phẩm nhập khẩu bị biến chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người sẽ bị phạt đến mức 50 triệu đồng… Sẽ phạt 20 triệu đồng khi quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, thực phẩm thay thế thuốc chữa bệnh…
Nguyễn Nhuần
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật