Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 20/01/2013 - 09:49
(Thanh tra) - Được Quốc hội thông qua tháng 6/2012, Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình, cũng như xử lý các quan hệ phức tạp về tranh chấp trên biển.
Luôn vững tay súng để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc_Ảnh Lê Bá Dương
Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.
Việc thông qua Luật Biển Việt Nam gồm 7 Chương và 55 Điều là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982.
Luật Biển Việt Nam nêu rõ trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam là phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
Hải quân nhân dân Việt Nam tuần tra bảo vệ đảo
Theo TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một thủ tục pháp lý cần thiết nhằm nội luật hóa Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
UNCLOS cũng là một công ước khá đồ sộ với 320 điều khoản, chín phụ lục và khoảng 1.000 quy phạm pháp luật. Hơn nữa, bản thân biển là một vấn đề rất đa ngành, không chỉ có hoạt động an ninh, quốc phòng mà còn vấn đề kinh tế, tài nguyên, địa chất, giao thông vận tải,...
Để nội luật hóa một điều ước quốc tế như UNCLOS là việc không dễ dàng. Chúng ta phải căn cứ tình hình thực tế, tính phức tạp của vấn đề, không những chỉ vấn đề pháp lý mà còn vấn đề chính trị, ngoại giao, tranh chấp,...
Với tư cách là thành viên của UNCLOS, chúng ta có nghĩa vụ chấp hành toàn bộ nội dung của nó và không được phép bảo lưu bất kỳ điều khoản nào. Luật Biển Việt Nam đương nhiên phải phù hợp với UNCLOS nhưng cũng chỉ cụ thể hóa công ước cho người dân và các cơ quan nhà nước cũng như các nước có quan hệ hoạt động trên vùng biển của chúng ta chấp hành dễ dàng hơn.
Đặc biệt ở biển Đông, nơi chúng ta có quan hệ với các nước láng giềng và các nước ven biển cận kề, đối diện nhau có những tranh chấp hết sức phức tạp, có lúc căng thẳng thì Luật Biển Việt Nam là một công cụ để chúng ta dựa vào đó để xem xét giải quyết.
Thủy Thụy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh