Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ quan chức năng xác minh tin “gạo giả” ở Hà Nội

Thứ năm, 05/04/2012 - 20:09

Trong những ngày vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin trên thị trường Hà Nội xuất hiện “gạo giả” khi nấu thành cơm có mùi nhựa, có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm gây hoang mang cho cộng đồng.

Gạo "giả" đã được gửi tới cơ quan chức năng để phân tích, xét nghiệm. (Nguồn: báo Dân Trí)

Trước những thông tin trên, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra xác minh thông tin “gạo giả trên thị trường Hà Nội."

Ngày 5/4, theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, để nhanh chóng có thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và cảnh báo cho người tiêu dùng, Cục đã có công văn đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia khẩn trương phân tích 5 mẫu gạo do Cục lấy tại các cơ sở do phóng viên báo chí cung cấp. Qua kết quả phân tích, 5 mẫu gạo trên có các chỉ tiêu (Protein, tinh bột, Vitamin B1) phù hợp với thành phần gạo Việt Nam, không phải là gạo giả; không phát hiện chất tẩy trắng, chất đánh bóng trong các mẫu phân tích. Vì vậy thông tin về “gạo giả” tại Hà Nội là chưa chính xác.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu: Để từng bước nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo, đặc biệt Việt Nam lại là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, đề nghị Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh gạo, nhằm hạn chế tối đa các sản phẩm gạo kém chất lượng, gạo không đảm bảo an toàn thực phẩm lưu hành trên thị trường.

Sở Y tế Hà Nội, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn đồng thời công khai rộng rãi các thông tin về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Ngay sau khi có thông tin “gạo giả”, lãnh đạo Cục  An toàn vệ sinh thực phẩm đã nhanh chóng làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và Chi cục  An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội nhằm thống nhất biện pháp phối hợp xác minh, dứt điểm giải quyết thông tin xuất hiện “gạo giả” tại Hà Nội. Ngay sau đó, Chi cục  An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã cơ bản xác định được khu vực Tân Mai, Quận Hoàng Mai là nơi nghi ngờ có bán “gạo giả” như báo chí đã đưa.

Ngày 4/4, Cục  An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thành lập đoàn kiểm tra tiến hành xác minh và lấy mẫu gạo nghi “gạo giả” tại các địa chỉ do một số phóng viên báo chí cung cấp.

Tại tòa soạn báo Lao Động Thủ đô số 1A Yết Kiêu, Hà Nội, Đoàn kiểm tra đã gặp bà Nguyễn Thị Huế, phóng viên báo Lao động Thủ đô (người cung cấp thông tin về gạo giả cho lãnh đạo Cục), Phóng viên Nguyễn Thị Huế đã cung cấp cho đoàn 2 mẫu gạo nghi “gạo giả” là Gạo Tám Thái (giá bán 20.000 đồng/kg) và Gạo Ci Dẻo (giá bán 13.000 đồng/kg) do bà Huế mua tại chợ Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Phóng viên Nguyễn Thị Huế có phản ánh sau khi nấu cơm cả 2 loại gạo này có mùi lạ, riêng loại gạo Ci dẻo có mùi hắc hơn và đề nghị cơ quan quản lý nhanh chóng có kết luận về chất lượng 2 mẫu gạo này để phóng viên có thông tin trả lời bạn đọc.

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với Đoàn Thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm kiểm tra đại lý gạo Đức Thiện địa chỉ số 32/88 Giáp Nhị, Hoàng Mai, Hà Nội (địa chỉ do phóng viên báo Dân trí phản ánh). Kiểm tra trực tiếp các lô gạo đang bày bán tại cơ sở chưa phát hiện thấy hiện tượng bất thường về màu sắc và mùi vị. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã lấy 3 mẫu gạo Tám Thái, Ci Dẻo, Tẻ Điện Biên của đại lý Đức Thiện, trong đó có mẫu gạo Tám Thái có màu sắc hình dạng giống mẫu gạo của phóng viên báo Dân trí gửi về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm phân tích.

 (Theo TTXVN)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm