Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/01/2012 - 21:10
Mặc dù Sở xây dựng đã có thông báo 460/TB-SXD ngày 17/1 với kết luận của Phó giám đốc sở xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn yêu cầu chủ đầu tư Keangnam phải mở tất cả thang máy cho mọi cư dân, tuy nhiên, đến chiều 18/1, theo phản ảnh của các hộ dân, Keangnam Vina vẫn cố tình chỉ vận hành 1/2 số thang máy theo thiết kế chuẩn của tòa nhà, đồng thời tiếp tục đe dọa cắt tiếp thang máy.
Cảnh tượng đốt than tổ ong để phản đối của cư dân Keangnam liệu có tiếp tục trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới? (Ảnh: Internet)
Cố tình tạo sự bất ổn và chia rẽ dân cư
Theo phản ảnh của cư dân, suốt từ 1/1/2012, cư dân Keangnam, cả những người chấp nhận đóng phí 18.843 đồng/m2 lẫn những người đóng phí theo quyết định 4520 đều vẫn chỉ được sử dụng 1/2 số thang máy. Thêm nữa, việc vệ sinh các khu vực chung như hành lang, thang máy, các khu tiện ích công cộng, đổ rác... của tòa nhà sau khi bị cắt gần 10 ngày, dù đã được Keangnam tuyên bố là khôi phục, nhưng lại rất qua quýt, lấy lệ khiến cho các khu vực này trong tình trạng nhem nhuốc, bẩn thỉu và bốc mùi khó chịu.
Ban đại diện lâm thời Cư dân Keangnam đã phải thuê một công ty vệ sinh ngoài để vệ sinh toàn bộ tòa nhà sạch sẽ cho cư dân đón Tết Nhâm Thìn.
Chị Hoa, cư dân tòa A bức xúc: “Thay vì nâng cao chất lượng dịch vụ để cư dân cảm thấy hài lòng và thấy được khả năng cung ứng dịch vụ của Keangnam với các cư dân để họ sẵn sàng đóng phí thì Keangnam và ban quản lý tòa nhà lại tìm đủ mọi cách để gây sự bất ổn cho cư dân. Họ liên tiếp dùng biện pháp đe dọa, đối phó và nghĩ ra những hình thức gây sức ép khiến cuộc sống của cư dân ở tòa nhà rất ngột ngạt.”
Người dân luôn lo sợ không biết Keangnam sẽ còn dùng những hình thức gì để bắt chẹt mình, chỉ để một mục đích duy nhất là: thu cho được mức phí họ đã đưa ra, bất chấp dịch vụ cung cấp quá tồi tệ và không có sự minh bạch thu chi.
Cũng một cư dân khác tại tòa A, anh Nhật cho biết: Keangnam Vina và Chesnut có thái độ coi thường cư dân, và rất thiếu trách nhiệm, thậm chí là vô nguyên tắc. Mặc dù hai tòa nhà đều có bảng kính để ở sảnh cho mục đích thông báo các thông tin đến cư dân, tại hành lang đợi cầu thang và trong cầu thang cũng đều có gắn các biển thông báo, tuy nhiên, Keangnam cho dán giấy bừa bãi, bẩn thỉu tại khắp các cửa kính, băng dính, băng keo, chằng chịt để “thông báo” đến các cư dân.
Khi các cư dân dọn vệ sinh để cho sạch sẽ, Keangnam Vina lại cho chụp ảnh và dán lên như là “truy nã tội phạm,” đây là hành động vô văn hóa và vi phạm nhân quyền trắng trợn của chủ đầu tư, cụ thể là ông Ha Jong Suk. Ông này, thậm chí còn tìm đến hùng hổ dọa đánh cư dân.
Ngày 15/1/2012, ông Lee- một nhân viên cao cấp của ban quản lý, do sự yếu kém về nghiệp vụ lại lần thứ 3 trong 4 tháng trở lại đây, ấn nhầm nút báo động giả. Sự cố này đã gây ảnh hưởng đến hàng nghìn người, tạo nên sự hoảng loạn trong cư dân. Tuy nhiên, hơn một tiếng đồng hồ vẫn không hề có người nào có trách nhiệm ra giải thích cho bà con…
Coi thường ý kiến cơ quan chức năng
Tại cuộc họp với Sở Xây dựng ngày 11/1, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn đã yêu cầu chủ đầu tư tòa nhà Keangnam phải mở tất cả các thang máy phục vụ cho cư dân. Ông Tuấn giải thích, thiết kế của tòa nhà cao nhất Việt Nam đã được Bộ Xây dựng thẩm định với đầy đủ 20 thang máy vận hành. Nếu chủ đầu tư, giảm 50% số thang máy thì sức ép về đi lại sẽ rất lớn. "Chủ đầu tư không được dùng việc cắt thang máy để gây sức ép với cư dân", ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngày 17/1 bằng văn bản, những yêu cầu trên lại được nhắc lại tại Thông báo số 460/TB-SXD được gửi đến Keangnam Vina, các cư dân, và Ủy Ban Nhân dân huyện Từ Liêm.
Cụ thể, thống báo số 460 nêu rõ: "Trong thời gian chưa giải quyết xong tranh chấp. Keangnam Vina phải thực hiện: - Tạm thu theo mức giá trần giá dịch vụ nhà chung cư do Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành cho đến khi giải quyết xong tranh chấp; - Tuyệt đối không được dừng cung cấp các dịch vụ điện, nước, vệ sinh môi trường, thang máy (tất cả các thang máy phải hoạt động) để đảm bảo sinh hoạt bình thường của các hộ dân sinh sống tại tòa nhà; - Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm có trách nhiệm giám sát kiểm tra chủ đầu tư thực hiện."
Tuy nhiên, dường như không cần đếm xỉa đến các yêu cầu, quy định của luật pháp Việt Nam và chính quyền địa phương, sáng 18/1, Keangnam Vina ngang ngược dán tiếp một bản thông báo ngay tại bảng thông tin của hai tòa nhà 48 tầng, như một hình thức đáp lời với thông báo số 460/TB-SXD.
Trong thông báo này, Keangnam khẳng định sẽ tiến hành cắt thang máy, chỉ cho sử dụng 1 thang với các hộ đóng phí dịch vụ theo quy định giá trần tại công văn số 4520 của UBHN (hơn 400 hộ dân). Thậm chí có thể sẽ cắt hẳn thang máy với những hộ chưa đóng phí ( do Keangnam không thu phí tháng 1/2012 nếu như cư dân không đóng phí tháng 11 và 12/2011 theo mức Keangnam đưa ra).
Chiều 18/1 theo phản ảnh của cư dân, bất chấp các các quyết định và thông báo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước, họ vẫn chỉ đang được sử dụng 1/2 số thang máy và nơm nớp lo sợ sẽ tiếp tục bị cắt thêm số lượng thang máy trong dịp Tết Nguyên đán.
Một thông tin cho biết, hệ thống kỹ thuật thang máy đã được Keangnam cải đặt và đấu nối sang tòa nhà 72 tầng- là nơi ông Ha Jong Suk ở để có thể vận hành việc cắt thang máy từ xa.
Bác Hậu, cư dân tòa B, một cán bộ quân đội bày tỏ: “ tôi không hiểu tại sao một đơn vị đầu tư lại có thể ngang ngược, bất chấp luật pháp và có thái độ coi thường chính quyền đến như vậy? Họ dường như coi hai tòa nhà này là lãnh địa của họ và tự ban hành luật riêng của họ vậy.”
Chị Khánh Vân, cư dân tòa nhà A cho biết: Theo công văn của Ủy ban Nhân dân Hà Nội và của Sở Xây dựng, Ủy ban Nhân dân Huyện Từ Liêm là đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra chủ đầu tư thực hiện việc quản lý dịch vụ, không để chủ đầu tư cắt điện nước, thang máy, đảm bảo ổn định sinh hoạt cho các hộ dân sinh sống tại tòa nhà, nhưng đến thời điểm này chưa thấy Ủy ban Nhân dân Huyện Từ Liêm tổ chức giám sát kiểm tra Keangnam Vina cũng như chưa có các hành động cần thiết phối hợp.
Thời điểm Tết nguyên đán đã cận kề, tuy nhiên, với các động thái phớt lờ chỉ đạo của các cấp chính quyền, bất chấp tình lý ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt, chỉ vì mục đích lợi nhuận mà Keangnam đang gây ra sự bất ổn trong đời sống cư dân, tạo sức ép để cư dân muốn mua sự yên bình, chấp nhận mức phí họ đưa, chị Hàn Phi, cư dân tòa nhà B bình luận.
Chúng tôi có thể đóng phí cao, kể cả khi dịch vụ chưa tương xứng để cho yên ổn, nhưng với cách hành xử của Keangnam, việc đóng phí như yêu cầu của họ sẽ là sự tiếp tay cho chủ đầu tư coi thường, chống đối lại chính quyền, không tuân theo quy định của nhà nước. Thái độ của Keangnam Vina, không còn là việc mâu thuẫn với các cư dân về phí, mà là vấn đề thái độ chấp hành luật pháp của một cá nhân, tổ chức với chính quyền và các cơ quan chức năng, chị Phi nói thêm.
Hiện theo khảo sát của Vietnam+, các cư dân đang “sống trong bất ổn,” cũng như vô cùng giận dữ với chủ đầu tư. Theo ban đại diện lâm thời cư dân, dù họ đã liên tiếp kêu gọi bà con kiềm chế nhưng bầu không khí mâu thuẫn giữa các cư dân và chủ đầu tư đã lên tới đỉnh điểm. Ban đại diện lâm thời rất e ngại sẽ có xung đột xảy ra.
Sát cánh cùng cư dân, hiện Ban đại diện lâm thời của cư dân Keangnam đang cùng cư dân tiến hành lập biên bản vụ việc vi phạm và sẽ tiếp tục gửi đến Ủy ban Nhân dân Từ Liêm, các cơ quan chức năng yêu cầu can thiệp, buộc Keangnam Vina phải chấp hành đúng theo quyết định 4520 của Thành Phố, chấp hành thông báo số 369/TB-Ủy ban Nhân dân với kết luận của Phó chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng và gần đây nhất là thông báo 460/TB-SXD với kết luận của Phó giám đốc sở xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn.
Chiều nay, dù vừa mới ra viện sau thời gian dài nằm viện, tổ trưởng Tổ Dân phố lâm thời, Trần Xuân Trạch đã lại phải mang công văn kêu cứu lên Ủy ban Nhân dân Từ Liêm với nỗi lo canh cánh về sự đi lại của bà con trong những ngày Tết.
Dù chỉ còn có 3 ngày nữa là Tết dân tộc của người Việt Nam đến, nhưng mâu thuẫn tại tòa nhà hiện đại nhất Việt Nam đang căng như dây đàn, cần có sự can thiệp ngay của chính quyền và các cơ quan chức năng để bà con có thể có được cái Tết vui vẻ, đầm ấm và an bình như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
(Theo Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền