Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần cải thiện giáo dục đại học để duy trì tăng trưởng

Thứ sáu, 14/10/2011 - 17:36

(Thanh tra) - Các quốc gia có mức thu nhập vừa và thấp tại Đông Á cần phải điều chỉnh hệ thống giáo dục đại học phù hợp hơn nữa với những yêu cầu của thị trường lao động và nền kinh tế nếu muốn leo lên nấc thang thu nhập cao hơn. Đó là khuyến cáo của Ngân hàng thế giới về khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được công bố ngày 13/10.

Cần cải thiện giáo dục bậc đại học

Theo Báo cáo, ở khu vực này, các tổ chức giáo dục đại học có thể phát huy tiềm năng đầy đủ của họ bằng cách cung cấp kỹ năng và nghiên cứu để thúc đẩy năng suất và đổi mới, những yếu tố quan trọng để tăng trưởng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Báo cáo đã nhấn mạnh, những kỹ năng mà người lao động cần phải có nếu muốn được tuyển dụng, đó là khả năng hỗ trợ sản xuất và cạnh tranh của công ty. Báo cáo cũng xem xét cách thức mà các hệ thống giáo dục đại học tiến hành nghiên cứu nhằm hỗ trợ áp dụng, thích nghi và phát triển công nghệ mới cho mục đích định hướng tăng trưởng. Hiện tại, các tổ chức giáo dục đại học ở các nước Đông Á đang phát triển mà không trang bị đầy đủ cho sinh viên tốt nghiệp của mình những kỹ năng mà các doanh nghiệp cần.

"Người sử dụng lao động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn đang tìm kiếm những lao động có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, quản lý và những kỹ năng khác nhằm thúc đẩy năng suất cao hơn. Tuy nhiên, chính nhận thức của người sử dụng lao động và mức lương kỹ năng đã chỉ ra những khoảng trống về kỹ năng với những chuyên gia được tuyển dụng mới". Bà Emanuela di Gropello, Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới, tác giả chính của báo cáo này cho biết. 

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt kỷ lục tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc đối mặt với những thách thức trong quá trình duy trì sự tăng trưởng và leo lên các bậc thang thu nhập sẽ gặp vô vàn khó khăn mà không đạt được sự tiến bộ đáng kể nào về năng suất. Giáo dục đại học đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề này vì nó cung cấp những kỹ năng cao cấp và những nghiên cứu để ứng dụng công nghệ hiện đại và đồng hóa, điều chỉnh cũng như phát triển công nghệ mới, đó là hai động lực của quá trình sản xuất. Do vậy, giáo dục đại học có thể coi là chìa khóa then chốt cho sự phát triển.

Những hạn chế về số lượng và chất lượng vẫn phổ biến trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam. Chỉ có khoảng 25% sinh viên đang theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Người sử dụng lao động Việt Nam nhận thấy rõ những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp, sử dụng tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc của một sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ.

Đầu ra cho những nghiên cứu tại các trường đại học Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chỉ có chưa đầy 3% số doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Số giảng viên của các trường đại học ở Việt Nam có trình độ Tiến sĩ cũng chỉ chiếm dưới 20%, và phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm nghiên cứu. Để tiếp tục tăng trưởng nhanh và đạt được chiều sâu về công nghệ, cần phải ưu tiên cho 3 vấn đề hiển nhiên của ngành giáo dục đại học, đó là: Giải quyết những thiếu sót về kỹ năng thông qua chất lượng đại học tốt hơn và mang tính toàn diện hơn; Từng bước tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp (xem xét mức độ cân bằng về lượng và chất) và Tăng cường nghiên cứu liên quan đến các nhu cầu kinh tế tại một số phòng ban và trường đại học.


Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm