Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bỏ hoang hơn 1.200 nhà biệt thự và liền kề

Thứ sáu, 20/07/2012 - 07:08

(Thanh tra)- Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội và Cục Quản lí nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn Hà Nội có 655 nhà biệt thự và 574 nhà liền kề đã hoàn thiện xong và xây xong phần thô hiện đang bỏ hoang. Một khối lượng tiền bạc và vật chất khổng lồ đang bị lãng phí, trong khi hàng vạn gia đình, đặc biệt các gia đình trẻ đang phải thuê nhà sống chật chội.

Cả đoạn phố dài hơn 300m của khu đô thị Văn Phú là nhà bỏ không

Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, con số trên vẫn chưa đầy đủ, bởi vẫn có nhiều khu đất nhỏ lẻ khác với nhiều nhà biệt lập và nhà xây thô chưa thống kê hết.

Điển hình trong đó là khu đô thị mới Văn Phú (Hà Đông). Tại đây, nhiều dãy nhà liền kề có chiều cao từ 3 tầng trở lên với kiến trúc tân thời bắt mắt, có đường phía trước và phía sau dãy nhà rộng 8m, có hè đường đẹp, nhưng lại để hoang lạnh gần 2 năm nay. Xung quanh, cỏ và cây dại mọc tràn.

Theo phản ánh của một số chủ nhà, họ đã tìm mua nhà tại đây để mong được hưởng một không gian thoáng đãng, có ô tô vào tận cửa. Nhưng khi chuyển về ở rồi mới thấy “có vấn đề”. Đó là tình trạng thiếu nước sạch. Muốn có đủ nước, các gia đình phải đào giếng khoan. Điện phải mua với giá cao…  Còn đối với những người mua nhà để kinh doanh, trong bối cảnh hiện nay, khó lòng mà bán nhà cho ai được.

Khu đô thị Mễ Trì Thượng quay mặt ra Đại lộ Thăng Long, cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình vài trăm mét, gồm biệt thự liền kề và căn hộ chung cư do Cty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Nhiều biệt thự xây thô xong rồi để mốc meo, hoang phế từ 5 - 7 năm nay. Ngay cả tòa chung cư 9 tầng xây thô xong rồi cũng để phơi mưa phơi nắng…

Ở ngoại thành, khu đô thị Vân Canh do Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị Việt Nam (HUD) làm chủ đầu tư, nhiều dãy nhà liền kề, biệt thự đã hoàn thiện nhưng vào đây giống như lạc vào ốc đảo. Bởi đường vào chưa hoàn thiện, các ráp nối hạ tầng khác không đồng bộ nên hầu như người mua nhà chưa đến ở…

Các chuyên gia đầu tư bất động sản tính toán, có tới hàng ngàn tỉ đồng đang bị chôn cùng hơn 1.200 biệt thự và nhà liền kề bỏ hoang nêu trên. Bởi giá trị xây dựng đã lớn, trong khi giá trị khai thác sử dụng đất, giá trị thương mại lại hầu như bằng không.

Đã nhiều lần, UBND TP Hà Nội phối hợp với các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Xây dựng… hội thảo tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng trên. Và rồi, nguyên nhân được đưa ra chủ yếu là do đầu tư chưa phù hợp với đại đa số người dân; phương thức triển khai còn bất cập, đặc biệt là cách chia lô bán nền, bán nhà xây thô như đã từng diễn ra nhiều năm nay. Lỗi lớn ở phần thiết kế là do việc tận thu diện tích đất cho nên hạ tầng không đồng bộ, ưu tiên tối đa cho việc nhà ở, quá xem nhẹ việc đầu tư cho các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, chợ, siêu thị.

Để khắc phục tình trạng trên, khi thiết kế một khu đô thị mới cần xuất phát từ nhu cầu thực tế chứ không thể xây để chào hàng, lãi cao thì bán, lãi ít thì om chờ thời, mục tiêu phải hướng đến đối tượng mua nhà để ở. Nhìn tổng quan, phải hạn chế nhà biệt thự, căn hộ liền kề dưới 20%, ưu tiên nhà chung cư 80% trên tổng số diện tích đất xây nhà ở.

Trong một báo cáo mới đây, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nêu giải pháp: Kiên quyết xóa bỏ phương thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô, tập trung vào phương thức bàn giao nhà hoàn thiện. Khuyến khích phương thức Nhà nước tổ chức giải phóng mặt bằng hoàn thiện hạ tầng, sau đó mới thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sạch.

Chia sẻ với PV Báo Thanh tra, một lãnh đạo của UBND TP Hà Nội nói: Sắp tới, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng hình thức xử phạt hoặc đánh thuế đối với các căn hộ, biệt thự bỏ hoang, tăng mức phạt hoặc tăng mức thuế theo thời gian bỏ hoang. Đồng thời, để tránh đầu cơ, Hà Nội kiến nghị Chính phủ xem xét kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về việc áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua nhà từ ngôi nhà thứ 2 trở đi.

Lộc Nga

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm