Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 08/09/2011 - 10:13
(Thanh tra)- Đó là khẳng định của GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội với PV Báo Thanh tra về vấn nạn bằng giả. Ông cho rằng, cơ chế tuyển dụng cán bộ theo lối bình quân chủ nghĩa từ trước đến nay đã tạo ra nhiều “cửa lách” cho những tấm bằng giả.
GS.TSKH Đào Trọng Thi
+ GS có thể lý giải vì sao bằng giả lại được sử dụng “phổ biến” và có nhiều “cửa lách” như hiện nay?
- Mới đây, gần 100 cán bộ của tỉnh An Giang bị phát hiện sử dụng bằng giả. Khi bị phát hiện, có người chỉ bị cảnh cáo, cùng lắm là miễn chức. Mà miễn cũng chỉ là hạ xuống một cấp. Cách xử lý này cho thấy, có bằng giả vẫn tốt hơn là không có bằng. Như vậy, vi phạm vẫn có lợi hơn không vi phạm. Tôi nghĩ, chỉ có ở Việt Nam mới có cách xử lý này. Và, với cách này thì ai cũng có thể thử.
Tôi cho rằng, nếu cán bộ Nhà nước vi phạm thì tối thiểu phải bị đuổi khỏi cơ quan vì về mặt đạo đức là không xứng đáng. Thậm chí là, không có căn cứ để tuyển họ nữa. Và nặng hơn, một số trường hợp có thể truy tố trước pháp luật.
+ Dư luận cho rằng, nhiều người thấy sự hiện diện của bằng giả là điều bình thường và chấp nhận “chung sống” với nó. Theo GS, có cách nào để người dân và đặc biệt là lớp trẻ không bị trơ lỳ trước hiện tượng đó?
- Hiện, chúng ta đang tìm nhiều giải pháp nhưng chưa tiếp cận đúng vấn đề. Chúng ta mới chỉ nhìn sâu vào nội tại ngành Giáo dục, tìm mọi biện pháp ở đó, nhưng chúng ta vẫn chưa nâng cao được chất lượng. Thực ra, chúng ta cần tìm động lực ở nơi sử dụng nguồn nhân lực. Vì khi người trẻ hiểu rằng, có thể “chạy” hay “mua” bằng cấp và “chỉ cần một tấm bằng giả là chúng tôi có thể đương nhiên được tham gia một cuộc đua khác”, vậy họ cần học tốt để làm gì? Vậy, có bằng là một nhẽ, nhưng tấm bằng đó không thực sự là cơ sở cho các nhà tuyển dụng, đặc biệt ở khối hành chính sự nghiệp.
+ GS nghĩ sao về thực trạng tuyển dụng ở khu vực Nhà nước và tư nhân hiện nay?
- Thực tế, từ trước tới nay, ở khu vực Nhà nước đã bóp méo hình thức tuyển dụng. Trong khi đó, ở khu vực ngoài Nhà nước, việc sử dụng người có năng lực đã khá rõ nét, bởi sự phát triển gắn liền với việc sử dụng người có năng lực và gắn liền với lợi ích. Đồng thời, không bị ràng buộc với những thang bảng lương. Bởi thế, hiện nay, nhiều người có chức vụ trong Nhà nước vẫn sẵn sàng bỏ ra ngoài khối tư nhân. Nhà nước chỉ giữ lại những người có cơ hội thăng tiến, hoặc những người giỏi, nhưng không được tận dụng hết năng lực của mình, hoặc họ đi làm vì nhàn và không bận tâm tới thu nhập. Như vậy, rất khó để hy vọng họ làm việc và phấn đấu thật tốt.
+ Vậy chúng ta phải làm gì để giải quyết vấn nạn bằng giả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như nguồn nhân lực, thưa GS?
- Nhà nước có lỗi ở khâu quản lý không chặt thì rất khó để giải quyết gốc rễ của vấn đề. Do đó, trong thời gian tới, khu vực Nhà nước sẽ chịu sự tác động từ khu vực bên ngoài. Nếu không tìm ra giải pháp thì Nhà nước sẽ mất người tài. Do đó, nếu chúng ta có một chế tài nghiêm khắc thì sẽ triệt tiêu động lực mua bằng, vì mua để làm gì khi nó không có giá trị.
Nói như vậy, không có nghĩa là không coi trọng bằng cấp vì nhà quản lý phải dựa vào đó để làm phương tiện, công cụ quản lý trên cơ sở của một đơn vị học thuật. Tuy nhiên, vấn đề là nhà quản lý phải đánh giá năng lực sâu hơn bằng cấp. Hơn nữa, chúng ta cần có chế độ chính sách theo chất lượng tạo ra nguồn nhân lực. Thanh niên sẽ có động lực phấn đấu tiếp tục nâng cao chất lượng để có được thu nhập tốt hơn. Động lực đó không chỉ với người học mà nhà trường mặc nhiên phải nâng cao chất lượng, tạo uy tín thì các nhà tuyển dụng sẽ chú ý để thu hút sinh viên từ các cơ sở này.
+ Xin cảm ơn GS!
Minh Anh (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa