Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 07/07/2011 - 15:54
(Thanh tra)- Nhân việc con em vừa thi tuyển sinh đại học (ĐH) xong, xin được có vài lời về bằng cấp.
Việc học tập suốt đời là rất nên. Nhưng không nên câu nệ. Có người 50 tuổi còn “mài đít” trên ghế: “tập tọng” học ngoại ngữ để thi cho được các loại chứng chỉ cao cấp, trong khi một câu tiếng Việt viết còn sai chính tả. Có người trước khi về hưu còn “mách” với đồng nghiệp sẵn sàng “bỏ vốn” ra học ngoại ngữ tiếng Đức để đọc cho được nguyên tác của Các Mác. Sao họ không tập trung cho công việc đang làm để nhân viên đỡ khổ vì các số liệu trong báo cáo quá khập khiễng so với thực tế?
Việc học để lấy bằng ĐH như một đánh giá về trình độ nghiệp vụ là cần. Nhưng cần hơn là thực chất, là kiến thức thu lượm, chuyên sâu về lĩnh vực mà mình học để chủ động làm việc cho tốt. Hiện có một số bạn trẻ “đua đòi” theo mốt, học cái “trường xịn”, “lấy le”, “khoe mẽ” là không nên. Trường ĐH là nôi đào tạo sinh viên để khi ra trường có thể độc lập nghiên cứu, làm việc, tác nghiệp được ngay. Nếu yêu trường, yêu sự học và nghề đã chọn, việc “dùi mài kinh sử” sẽ có tác dụng rõ rệt. Nhiều người không quản gian lao nơi đồng ruộng, rừng sâu, biển cả để trở thành người cán bộ mẫu mực, tấm gương sáng trong nghề. Nhiều người sau khi được đào tạo đã suốt đời cần mẫn, gương mẫu, chu đáo hoàn thành công việc được giao ở thư viện, ở bảo tàng, ở xưởng máy, ở công trường, xí nghiệp, nông trường, ở phòng, sở, bộ, ngành… Có người vắt vẻo tận chân mây, đỉnh trời làm công tác khí tượng. Có người lặn mãi biển sâu, tăm cá bảo vệ môi trường… Họ thật đáng yêu, đáng kính trọng.
Nhưng, cũng có người, suốt ngày việc cơ quan bê trễ, nhưng đắp quanh người đủ loại bằng. Kế toán có, luật có, chính trị có. Cao hứng lên, họ tiến vào "cao học", "nghiên cứu sinh"… Nhưng có nơi vẫn chỉ là anh nhân viên, cán bộ bình thường vì cơ quan không “sính bằng cấp”, chỗ đến của họ là các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học… Vậy mà, anh em cơ quan gánh việc cho họ rong chơi, nghe giảng, chép bài, có khi thuê viết “luận văn”, “luận án” để lấy bằng được cái “mác”, cái “nhãn”: thạc sỹ, tiến sỹ… Nếu như Nhà nước yêu cầu "bảo vệ" xong, họ phải về cơ quan nghiên cứu, viện khoa học này, trung tâm nghiên cứu nọ, chắc họ “chào thua” vì đến đó lương ít, bổng lộc không có mà bằng "dỏm" thì không ai cần!
Ở nước ngoài, bằng cấp càng cao xin việc càng khó, vì họ cần thẩm định lại rất khắt khe, do họ phải trả lương cao, tương xứng, bởi người tài vốn không nhiều. Vậy nếu bằng cấp cao nhiều, ắt có chỗ “non yếu” trong quản lý khoa học và giảng dạy.
Nói vậy, không phải ngăn cản chúng ta đi lên bằng con đường học tập, học vấn, học tập suốt đời. Mà một lần nữa xin được nhắc lại: Việc cống hiến, phục vụ tốt quan trọng hơn nhiều! Bác Hồ vĩ đại kính yêu của chúng ta chỉ là người có học vấn: Tự học.
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh