Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ăn cả cơm, áo của người tâm thần!

Thứ sáu, 06/11/2015 - 06:30

(Thanh tra) - Ăn cướp, ăn hiếp, ăn chặn... là những cụm từ mà nhân dân ta “chỉ mặt đặt tên” cho những người, nhóm người bất chấp luật pháp và đạo đức dùng sức mạnh của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc uy hiếp tinh thần họ. Nhân dân có cách gọi nôm na mà lại rất chính danh: Bọn bất hảo hay xã hội đen.

Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An. Ảnh: Lương Ý

Thế nhưng, câu chuyện vừa xảy ra ở xứ Nghệ có một nhóm người không thuộc xã hội đen, cũng không thuộc dạng bất hảo, họ là những công chức Nhà nước, có chức sắc hẳn hoi, có cả con dấu đỏ như son trong tay. Đĩnh đạc, đường hoàng, ấy mà lại đi ăn chặn bát cơm, manh áo của cả trăm người tâm thần với số tiền lên đến gần 800 triệu đồng. Từ trước đến nay, có nhiều vụ tham nhũng lớn làm thất thoát tiền của Nhà nước lên đến nhiều nghìn tỷ đồng, tiếc nuối xót xa của hàng triệu đồng bào. Nhưng thật sự nhói đau lại là câu chuyện sau đây vì đã đạt đến độ nhẫn tâm.

Theo kết quả kiểm tra của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (đóng tại huyện Đô Lương) nuôi 118 đối tượng chính sách, trong đó có 103 người tâm thần, còn lại là người tàn tật và neo đơn. Tiêu chuẩn trợ cấp cho người thuộc diện bảo trợ là 360.000 đồng/người/tháng, người tâm thần là 450.000 đồng/người/tháng. Người được bảo trợ có mức ăn 12.000 đồng/người/ngày, người tâm thần 15.000 đồng/người/ngày. Với mức hỗ trợ như thế, bữa ăn tuy đạm bạc nhưng cũng san sẻ cho được nhiều gia đình khi họ có những người phải chịu số phận không may mắn do khiếm khuyết của tạo hóa hoặc di chứng của các vụ tai nạn hoặc bệnh tật. Điều này thể hiện được chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra hàng năm có nhiều cá nhân, tập thể phát tâm đến cứu trợ, thăm hỏi những số phận không may mắn này. Tất cả điều đó đều thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”, truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Việt.

Lẽ ra những người quản lý tổ chức này cần phải nâng cao trách nhiệm, tìm thêm nhiều nguồn tài trợ để cải thiện đời sống cho những người kém may mắn trong trung tâm, đằng này lại khai man suất ăn, cào bằng suất ăn, bớt tiền đi chợ và để ngoài sổ sách hàng trăm triệu đồng khoản tiền mua sắm tư trang, vật dụng cho người tâm thần bằng cách đẩy cho họ những thứ hàng của các nhà hảo tâm. Mà lẽ ra khoản tiền đó sẽ linh hoạt chuyển sang mua thức ăn, tăng thêm khẩu phần ăn. Thế nhưng, suất ăn mỗi người vẫn chỉ lưng cơm với vài miếng thịt mỡ cộng bát canh. Gần 800 triệu đồng trong vài năm qua đã bị nhóm quản lý trung tâm chiếm đoạt. Câu chuyện nhói lòng trên giúp ta nhận diện một dạng tham nhũng đến nhẫn tâm. Thật xót xa khi một người tâm thần đã bật khóc trước ống kính của nhà báo khi biết vụ việc.

Với cách ăn chặn bát cơm, manh áo chẳng những làm đau thêm thể xác, tinh thần của người có số phận kém may mắn mà còn làm tổn thương lòng tốt của các nhà hảo tâm. Sự việc trên đã xảy ra trong một thời gian dài, vậy mà hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện đến đâu mà để cái xấu được che đậy lâu đến vậy? Trên khắp 63 tỉnh, thành của cả nước, địa phương nào cũng có trung tâm bảo trợ và đây là những địa chỉ đến cho các tổ chức, cá nhân hoạt động từ thiện, bởi ngân sách của Nhà nước vẫn còn eo hẹp. Từ tháng 10/2015, nhiều địa phương đã nâng mức hỗ trợ lên 810.000 đồng/người/tháng đối với người neo đơn và 1.080.000 đồng/người/tháng đối với người tâm thần (trong đó có cả tỉnh Nghệ An) theo Nghị định mới của Chính phủ về việc chăm sóc sức khỏe của người tâm thần, người neo đơn.

Sự chiếm đoạt nhẫn tâm tiền ăn của người tâm thần trong câu chuyện kể trên là trái với truyền thống đạo lý và pháp luật Nhà nước ta. Rồi đây các cơ quan chức năng sẽ xử lý người vi phạm, thậm chí phải đưa ra tòa xét xử khi có bằng chứng hình sự. Nhưng chẳng có tòa án nào cao bằng tòa án lương tâm. Sự day dứt, giằng xé trong tâm can liệu đã muộn màng khi tay họ đã nhúng chàm.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm