Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

3 cấp độ bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Thứ sáu, 10/06/2011 - 08:32

(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Trọng An với PV Báo Thanh tra, nhân Tháng Hành động vì trẻ em (6/2011).

Cần môi trường an toàn ở cả gia đình, nhà trường và xã hội cho trẻ em

+ Chủ đề của Tháng Hành động vì trẻ em năm nay là “Vì môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em”. Vậy, chúng ta sẽ tập trung xây dựng môi trường an toàn cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Trước hết, phải làm sao để trong mỗi gia đình phải là một ngôi nhà an toàn. Theo 33 tiêu chí chung mà Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành, dựa vào đó phải loại bỏ các nguy cơ mất an toàn cho trẻ em, dù nhỏ nhất như: Phích nước nóng; dây điện hở; bàn là nóng; bếp nước; lan can phải có tay vịn hẹp vừa đủ an toàn với trẻ; hồ, hố, ao, cột điện sắp đổ hay vùng nước xoáy phải có biển báo cảnh báo; những vùng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế nơi còn có bom mìn chưa được gỡ phải cảnh báo nguy hiểm...

Không những bảo vệ trẻ em (BVTE) không bị bạo hành trong gia đình mà phải tạo một môi trường thân thiện để các em phải được tham gia các hoạt động xã hội như: Trồng cây, dọn vệ sinh, cùng góp ý trong chính công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em... Về việc này, trước đây Chính phủ cũng có quy định về xã, phường phù hợp với trẻ em. Đây là một sáng kiến của Việt Nam trong việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em Việt Nam. Hai môi trường về gia đình và tự nhiên này nằm trong nhóm giải pháp về an toàn sinh thái.

Tiếp đó, nhóm giải pháp về môi trường xã hội, phải bảo đảm để trẻ em không bị lạm dụng, bóc lột sức lao động, làm băng hoại đối tượng này. Làm sao để trẻ em được thực hiện quyền được sống với cha, mẹ; quyền được học tập; quyền được nuôi dưỡng cùng gia đình… Đặc biệt là, các nhóm đối tượng phải bỏ nhà đi lang thang kiếm sống, bị dụ dỗ đến những vùng biên giới đối mặt với các nguy cơ: Buôn bán người, rồi bị hiếp dâm, lạm dụng tình dục. Đây là những điều liên quan đến môi trường xã hội không an toàn cần được kịp thời ngăn chặn.

+ Theo ông, phải làm những gì đề bảo đảm một môi trường sống an toàn cho trẻ em?

- Phải thực hiện ba cấp độ về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Cấp độ đầu tiên là tuyên truyền, phòng ngừa, phát hiện sớm. Mà quan trọng là phải có một hệ thống chăm sóc và BVTE hoàn thiện. Đây là điều đã có ở một số nước nhưng ở Việt Nam chưa được xây dựng hoàn thiện. Theo đó, nếu trẻ em có nguy cơ thì người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (thuộc hệ thống cơ quan của Bộ LĐ-TB&XH) phải phát hiện, phòng ngừa và cảnh báo sớm. Đội ngũ cộng tác viên và cán bộ này sống trong những môi trường ấy, biết được, theo dõi, quản lý, lường trước và có những biện pháp can thiệp sớm để BVTE ở trong những gia đình có các nguy cơ như: Thường xuyên đánh cãi nhau, bố nghiện rượu, cờ bạc hoặc gia đình chuẩn bị ly hôn, gia đình rất nghèo… Để làm được điều này phải kiện toàn và xây dựng hệ thống cộng tác viên BVTE hoàn chỉnh.
Cấp độ thứ hai, nếu xảy ra vấn đề trẻ em bị đánh đập, bị bạo hành, hiếp dâm… phải có quy trình báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhờ can thiệt như thế nào; hỗ trợ ra sao… Chẳng hạn như vụ em Bình bị bạo hành ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) có tình trạng trốn tránh trách nhiệm mà đến tận 2 năm không biết báo cho ai. Ông chủ tịch phường cũng không biết đó là trách nhiệm của mình, còn lực lượng công an thì không vào cuộc khi không có đơn, cuối cùng kỷ luật ông tổ trưởng dân phố. Vấn đề này là điển hình cho ta thấy công tác quản lý BVTE còn nhiều việc phải làm, trong đó cần phải xây dựng một quy trình quy định trách nhiệm, công việc rõ ràng để các cơ quan chức năng thực hiện.

Cấp độ cuối cùng, sau khi giải quyết những vấn đề đó rồi thì phải có cơ chế, hỗ trợ cho trẻ em. Nếu trẻ đi lang thang thì đưa về địa phương và tiếp tục các giải pháp hỗ trợ khác; nếu trẻ bị bạo hành, đánh đập thì ngăn chặn đồng thời có các giải pháp tâm lý… Nói chung là, phải có các dịch vụ can thiệp và các quy trình tiếp theo để xử phạt đối tượng xâm hại, bạo hành, thậm chí là truy tố những đối tượng đó…

+ Hiện tại, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ những cấp độ về bảo vệ và chăm sóc trẻ em hay chưa?

- Với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, Việt Nam đã và đang thực hiện thí điểm 3 cấp độ BVTE cộng đồng ở một số tỉnh, TP. Thêm vào đó, đầu năm 2011, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Trong đó, có các giải pháp đồng bộ về xây dựng hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Dựa trên những kết quả khả thi của các chương trình này sẽ nhân rộng ra toàn quốc. Tuy vậy, vấn đề chăm sóc và BVTE, trách nhiệm chính vẫn thuộc về gia đình. Vì vậy, phải làm sao tuyên truyền cho các bậc phụ huynh để họ giám sát con em mình đi đâu, làm gì, có nguy hiểm không và những gì rình rập từ môi trường sống xung quanh...

+ Xin cảm ơn ông!

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm