Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Viết bằng niềm tin yêu

Thứ năm, 03/10/2013 - 08:35

(Thanh tra) - “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó vì đâu mà có những khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm cách sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Lời dạy chí tình ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng là kim chỉ nam cho công việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương suốt 65 năm qua (tiền thân là Ban Kiểm tra Trung ương Đảng).

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển. Ảnh: http://skds3.vcmedia.vn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ngày 16/9/2011) căn dặn: “Muốn Đảng mạnh thì phải tăng cường công tác kiểm tra. Muốn Đảng mạnh thì Ủy ban Kiểm tra các cấp phải mạnh”!                    

     
Thực vậy, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật có vai trò, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển vững mạnh của Đảng. Kiểm tra, giám sát và kỷ luật tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo, hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Tuy nhiên, kiểm tra Đảng là công việc vô vàn khó khăn, bởi bất kể ở đâu, thời gian nào, tổ chức nào và ai, cương vị nào khi thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đều phải theo nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan. Mà, công khai, dân chủ yêu cầu phải trao đổi, bàn bạc có lý có tình nên những người làm kiểm tra Đảng thực sự phải có nghề nghiệp, có phương pháp tiến hành, có cách thức tiếp cận để thuyết phục người vi phạm, khi thiếu tự giác phải chấp nhận để sửa chữa. Cũng có nghĩa là người làm công tác kiểm tra Đảng phải khôn khéo; đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”.

    
65 năm, chặng đường không dài nhưng cũng không quá ngắn với sự vận động cách mạng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung, và trong công việc của Ủy ban Kiểm tra Đảng nói riêng nhằm làm cho Đảng ta trong sáng hơn, vững mạnh hơn, thực sự là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức và toàn dân tộc…khó bút pháp nào tổng hợp cho hết được… Tuy vậy, nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển, đảng viên 46 năm tuổi Đảng, sức khỏe có hạn vẫn tiếp cận trực tiếp với nhân vật, với sự kiện, về tận nơi khởi nguồn ngành Kiểm tra (Định Hóa, Thái Nguyên) và quê hương người tiền bối (đồng chí Trần Đăng Ninh), và đến với những cán bộ đã, đang đảm nhiệm công việc khó khăn của hôm nay rồi thể hiện như một nét rất riêng qua tập ký “Sáng mãi niềm tin yêu” (Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành) giúp người đọc vừa nhìn nhận một cách tổng quát, vừa thấy những khía cạnh riêng, những dấu ấn sâu đậm theo mãi với cuộc đời của những người làm công tác kiểm tra Đảng như một bài học quý giá cho hôm nay và cả mai sau.

     
Điều nổi bật của tập ký là nghệ thuật chuyển tải thông tin về những điển hình, những tấm gương tiêu biểu làm công việc kiểm tra Đảng. Tác giả không sa đà vào tầng tầng lớp sự vụ của người làm kiểm tra; tác giả cũng không bị thành tích hoặc chức tước của họ phủ lấp lên bài viết mà hơn thế tác giả đã tìm cách giúp người đọc nhận ra nơi đó, nhân vật đó đã làm cái công việc ấy như thế nào, bằng cách nào khi được giao, qua đôi ba vụ việc cụ thể để minh chứng. Đây thực sự là cái đích mà Ủy ban Kiểm tra Đảng chúng tôi cần lưu giữ, truyền nối, tỏa phát cho hôm nay và mai sau. Cái hay, còn ở cách thể hiện, không có sự trùng lặp, cho dù nhiều bài viết thuộc về tập thể có tính điển hình, cùng cả chục tấm gương tiêu biểu có khi cùng cương vị, cùng một công việc…

Cũng dễ hiểu vì tác giả Nguyễn Uyển rất kỳ công để mọi thông tin đều có nguồn gốc. Hình như anh chỉ viết những gì trực tiếp quan sát, trực tiếp gặp chứ không chỉ nghe. Cho nên anh kỳ công vào tận Tiền Giang, Đồng Tháp, lên Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Yên Bái… xa xôi để tiếp cận với sự việc, với nhân vật, để quan sát, thẩm định, nhận biết cá tính và bản tính nhân vật với cách thức làm công việc kiểm tra Đảng của họ... mà ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, nhận biết, lưu cất. Đó là lối tác nghiệp ở một nhà văn - nhà báo đã ở tuổi 74, thật đáng nể trọng.

      
Là người trong nghề kiểm tra, đọc bài “Cuộc chuyện với đồng chí Ngô Văn Dụ” thực chất là nội dung phỏng vấn, nhưng cách chuyển tải thông tin nhẹ nhàng đằm thắm, những vấn đề đặt ra khá góc cạnh, ắp đầy thông tin mới mẻ, sâu sắc khiến người đọc dễ dàng tiếp nhận. Bài “Người của công việc kiểm tra” viết về đồng chí Nguyễn Văn Thám, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tôi thấy hình nét, tâm tư và công việc anh ấy làm hiển hiện trước mắt tôi và, người ấy đúng là anh Thám chứ không phải ai khác; cái tâm trong sáng nên việc anh ấy làm rất đỗi nhân văn… Viết về nữ đồng chí Y Vêng ở Kon Tum, dân tộc Xê Đăng một lòng thủy chung với cách mạng, nên việc khó đấy, được tổ chức phân công chỉ một ý nghĩ: Phải làm cho tốt việc Đảng giao cho. Bởi thế chị luôn được Đảng tin, dân mến, xã hội nể trọng. Viết về nguyên nữ Vụ trưởng Nguyễn Thị Minh Phượng, Vụ Địa phương VII, cũng như viết về chị Hồ Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lâm Đồng bình dị, dịu dàng, thân gần, mẫu mực trong lối sống, trong nếp ở ăn, nhưng với công việc Kiểm tra thì đầy tính sáng tạo, kiên quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm và cũng rất nhân văn khi xử lý vụ việc. Và, viết về đồng chí Ksor Keng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai, tác giả khắc họa một tính cách rất riêng, tính cách của người dân tộc Jơ Rai mộc mạc, giản dị, đằm thắm tình người, tình đồng chí. Khi có dấu hiệu vi pham, kiểm tra thấy sai thì bảo sai, chỉ rõ cái sai, vạch rõ nguyên nhân gây nên sai, rồi bảo cái cách để sửa chữa, để tiến bộ. Lời Bác Hồ dạy về đoàn kết dân tộc, (qua thư gửi Đại hội các dân tộc ít người họp tại Gia Lai năm 1946) thấm đẫm trong ông, nên ông bảo: Mình làm kiểm tra Đảng cũng cốt để đoàn kết thật tốt đồng chí, đoàn kết dân tộc anh em một nhà. Học Bác, làm theo Bác, với mình là như thế! Viết về ông Trần Văn Bảnh, khi nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang đầy nỗi niềm tâm sự, nhưng vào cuộc thì quyết liệt với những sai phạm, bất kể người ấy là ai, cương vị nào. Đó cũng là đồng chí Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra thành ủy Hà Nội tâm trong, đức sáng, một lòng một dạ với công việc, với trọng trách nặng nề khi được Thành ủy phân công. Viết về công việc chung của ngành Kiểm tra Đảng “Sáng mãi niềm tin yêu”, về “Bước chuyển ở Yên Bái”, về “Điểm sáng Đồng Tháp” bề bộn tư liệu, bề bộn  chuyện đời, chuyện nghề vậy mà anh vẫn chuyển tải khéo léo khiến người đọc không nỡ lướt qua…

Niềm tin yêu đằm thắm, chân tình của tác giả với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng trên mọi miền đất nước đã truyền cho người đọc hiểu và sẻ chia với công việc chẳng mấy dễ dàng. Ở họ rất cần đức sáng, tâm trong, phẩm chất và năng lực; kiến thức và vốn sống thực tiễn, khả năng nắm vững và vận dụng những vấn đề lý luận về thẩm tra, xác minh, khả năng vận dụng phương pháp thẩm tra, xác minh, kinh nghiệm thẩm tra, phong cách làm việc linh hoạt, sáng tạo…

      
Cho dù những nhân vật và những điển hình tiêu biểu do Ủy ban Kiểm tra Trung ương chúng tôi dẫn chỉ, nhưng cách viết, lối viết chuyển tải có văn và văn hóa, thêm nữa trước khi đưa in tác giả đều chuyển cho nhân vật đọc, sửa, chỉ khi chấp nhận mới đưa vào tập, chuyển tới lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm định, rồi mới đưa đến Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia biên tập, nên độ tin cậy được ghi nhận ở mức độ cao.

      
65 năm truyền thống của ngành Kiểm tra Đảng, cho dù tập ký chỉ là những nét chấm phá, nhưng thiết thực, bổ ích và rất ý nghĩa cho những người đã, đang và sẽ làm nghề Kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng và những bạn đọc quan tâm tới công việc quan trọng này. Hơn thế “Sáng mãi niềm tin yêu” không chỉ ghi nhận những việc của một thời đã qua, mà còn là tiếng nói chân tình cổ vũ những người làm công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng hôm nay thêm sung sức, sung lực đi tới, để mãi mãi được Đảng và nhân dân yêu tin, nể trọng.

     
Trân trọng cảm ơn tác giả và giới thiệu cùng bạn đọc.

Lê Hồng Liêm (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương)                                                                                                                    

(1), Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, tập 5, tr 233

(2), Sách kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành Kiểm tra (16/10/1948 - 16/10/2008)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm