Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vài nét về tập tục cưới xin của người Mường Hòa Bình

Thứ sáu, 20/01/2012 - 08:02

(Thanh tra)- Tục cưới xin truyền thống của người Mường là một trong những nét đẹp văn hóa có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng họ, trong đó chứa đựng nhiều phong tục tập quán, luật tục độc đáo.

Lễ đưa dâu trong đám cưới người Mường truyền thống

Thôn Ninh Nội 1, xã An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình là một trong những thôn có người Mường cư trú đông nhất và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa cổ truyền, đặc biệt là tục lệ cưới xin.

Một đám cưới cổ truyền ở người Mường ở đây được tiến hành tuần tự theo các bước: Chọn người làm mối (chọn mờ), Dạm ngõ (mờ miệng), Đặt vấn đề (Kháo tiếng), lễ ăn hỏi (ti nòm), Đám cưới và Lễ lại mặt. Xưa kia, bước dạm ngõ, tất cả lễ vật nhà trai mang đến nhà gái đều phải là một đôi (2 chai rượu - còn gọi là lễ Đôi chai, 2 gói chè, 6 cặp bánh trưng)... Trong 6 cặp bánh trưng có 2 chiếc được làm to hơn những chiếc còn lại và không có nhân. Theo quan niệm của người Mường, hàm ý là người con gái vẫn còn trong trắng - đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất mà người đàn ông Mường lựa chọn.

Sau khi người làm mối (ông Mờ) đặt vấn đề với nhà gái và được đồng ý thì phải về báo lại với nhà trai để chuẩn bị đồ thách cưới. Đồ thách cưới thường là trâu, bò (vừa mới được vực cày), 1 cái chảo bằng đồng để rang cua, ốc. Theo phong tục, vào hôm cưới, nhà trai phải mang sính lễ cho anh, em bên ngoại của nhà cô gái gồm 2 vuông vải (3 mét), 1 dải yếm, 1 con lợn giống và 2 bơ gạo (6 lạng). Khi mang đến, ông Mờ đổ gạo ra 1 cái mâm, 1 người đại diện nhà gái lấy chén đong đủ, phần còn thừa sẽ trả lại cho ông Mờ. (Cũng theo phong tục, khi cặp vợ chồng sinh con đầu lòng thì sẽ bế đứa trẻ đến nhà ngoại, đi từng nhà cô, dì, chú, bác để chào hỏi; lúc đó nhà ngoại sẽ mừng cho cặp vợ chồng gà, lợn, gạo, rượu… số vật phẩm nhà ngoại mừng cho cặp vợ chồng thường phải gấp 2 lần lễ vật thách cưới mà nhà trai mang đến). Đến lúc đưa dâu từ nhà gái, cô dâu và người phù dâu đội nón lên đầu, cô dâu được cầm theo một con dao nhỏ có quấn 1 chiếc khăn mùi xoa, quay chuôi dao về phía trước, lưỡi dao quay ra phía sau và chân bước đi không được ngoảnh mặt lại. Chuôi dao được làm giống hình sừng hoẵng, nhà nào có con gái lớn sắp lấy chống đều phải chuẩn bị con dao đó. Việc cầm con dao như vậy hàm ý rằng người con gái đã nắm chắc được cái sừng hoẵng, nghĩa là đã trở thành con dâu của nhà trai, sẽ làm tròn bổn phận của người con dâu trong gia đình và không bị điều tiếng gì.

Đám cưới của người Mường hiện nay.


Có thể nói, tập tục cưới xin trong xã hội truyền thống người Mường ở thôn Ninh Nội 1, xã An Bình, Lạc Thủy, Hòa Bình xuất phát từ một nền văn hóa nông nghiệp thuần túy, chủ yếu do sự sắp đặt của cha mẹ thông qua nhiều nghi lễ phức tạp và tốn kém tiền của. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Quách Văn Thu (Trưởng thôn Ninh Nội 1) cho biết: “Hôn nhân truyền thống của người Mường mang tính chất mua bán, việc thách cưới rất nặng nề. Các cụ trong thôn kể lại, xưa kia không ít các chàng trai vì gia đình nghèo, không lo đủ các khoản chi phí theo sự đòi hỏi của nhà gái mà không lấy được vợ”.


Truyện thơ Mường có đoạn ghi: “Không lấy được em/ Không phải chê em xấu. em nghèo/ Mà tại tiền cheo, trâu cưới”.

 Từ thực trạng này, về sau chính quyền đã có sự can thiệp bằng cách tuyên truyền lối sống văn hóa lành mạnh, yêu cầu nhà gái không đòi hỏi tiền thách cưới cao nên các bước trong đám cưới cũng được giảm tải, tránh tốn kém cho hai bên gia đình. Hiện nay, đám cưới của người Mường ở thôn Ninh Nội 1 cũng giống đám cưới của người Kinh, một số luật tục cổ truyền bị mai một…


Nguyễn Thị Tám

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm