Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Truyền lửa để giữ hồn cồng chiêng

Thứ hai, 15/08/2011 - 11:05

(Thanh tra) - Nhà già làng K’Sá Ha Tông, 80 tuổi, thôn Liêng Trang 2, xã Đạ Tông huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đông hơn mọi hôm, bởi hôm đó là buổi tập đánh chiêng của đội chiêng nữ duy nhất trong xã.

Truyền lửa…

Ngày đi nương rẫy, tối tập đánh cồng chiêng để mỗi khi buôn làng vào hội, lại đem tiếng chiêng ra góp vui. Đội chiêng đặc biệt này gồm thành viên là những người phụ nữ M’nông ở các buôn làng thuộc 1 trong 62 huyện nghèo nhất nước.

Đội chiêng có 12 người toàn nữ, trẻ nhất cũng đã 40. Bà Kră Jan K’Hoa (55 tuổi, Đội trưởng đội chiêng) cho biết, đội chiêng này có từ lâu rồi, chỉ nhớ là có cùng với lúc người ta về mở con đường lớn vào xã. Bà K’Hoa nhìn sang phía già làng Ha Tông rồi bảo: “Phải học thôi, để sau này ông già này mất đi còn có người mà đánh chiêng nữa !”.

Ngoài 6 người đánh chiêng chính, đội còn có thêm 6 người “dự bị”. Buổi tập hôm đó chủ yếu gồm những người dự bị mới học đánh chiêng chưa lâu. Chị Kră Jan K’Jớt, người trẻ nhất đội và chuyên đánh chiêng mẹ (đóng vai trò quan trọng nhất của đội chiêng) cười nói: “Bốn năm trước mấy người trong buôn rủ mình đi học đánh chiêng, sau một tháng mình đã biết đánh và giờ đã đánh thành thạo được 4 điệu chiêng rồi”.

Những ngày đầu đi học đánh chiêng thật biết bao gian khó. Mới đầu chưa quen, các bà, các chị đánh sưng cả tay. Qua nhiều tháng, cứ sáng đi làm, tối lại học tại nhà già làng, mãi mới thuộc được vài điệu chiêng. Đến khi thành thạo, cả đội lại đem chiêng đi từng nhà trong thôn đánh thử, rất vui. Bà K’Hoa nhớ lại: “Học chiêng khó lắm, tôi học suốt trong 2 năm mới đánh được thành thạo vài điệu”.

Cách nhà già làng Ha Tông vài ngọn núi, cũng trong vùng Đầm Ròn này còn có một đội chiêng nữ nữa. Họ là những cô gái M’nông còn rất trẻ nhưng lại đam mê những thanh âm đầy mê hoặc của cồng chiêng.

Đội cồng chiêng của các sơn nữ


Ông Liêng Hot Ha Phương, cán bộ văn hóa xã nhớ lại: Lớp truyền dạy cồng chiêng đầu tiên được tổ chức giữa năm 2010, do các nghệ nhân nổi tiếng dạy như ông Ha Tưng, Ha Nganh, Ha Mang, Ha Phơm... truyền dạy. Khóa học có 24 người (12 nam và 12 nữ) là thanh niên tại địa phương tham gia. Trong thời gian ngắn, các nghệ nhân đã truyền dạy cho lớp trẻ 4 điệu chiêng chính là châu chấu, đom đóm, mừng lúa mới và đâm trâu. Ông Ha Phương chia sẻ: “Nhờ vậy cũng góp phần giữ gìn được tài sản quý giá của buôn làng, không để cồng chiêng bị mai một”.

Cô gái Pơ Ting K’Loan 27 tuổi, Đội trưởng đội chiêng nữ trẻ của xã  Đạ M’Rông cho biết, đội của cô mới được thành lập sau khi học xong lớp truyền dạy trên xã. Ngoài cô thì còn có thêm 5 người nữa là K’Bố, K’Thuyên, K’Quan, K’Ben và K’Siên. Hầu hết họ đều ở độ tuổi từ 21 đến 27 và đều ở thôn Liêng K’Rắc 1. Trong các buổi lễ của buôn làng, mình thấy cha và mọi người đánh chiêng nên thích lắm. Khi trên xã mở lớp dạy đánh chiêng mình đăng ký tham gia và sau 3 tháng đã biết đánh chiêng rồi.

Nhóm của K’Loan thành lập chưa lâu, hiện nay vẫn tự tập đánh chiêng đều đặn vào các buổi tối sau giờ đi rẫy.

Mỗi khi buôn làng vào hội, họ lại cùng các đội chiêng khác đến góp vui. Bên ánh lửa hồng và chóe rượu cần ngất ngây men rừng, tiếng chiêng của họ âm vang cả núi đồi.

Cứ như thế, thanh âm cồng chiêng mãi ngân vang, và hẳn sẽ không mất đi như lời tâm sự của “sơn nữ” K’Loan: “Mình sẽ tiếp tục học đánh chiêng để giữ cái bản sắc của dân tộc và có thể tham gia đánh chiêng ở những lễ hội lớn như cha và mọi người”.

Mỹ Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm