Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Truyền hình thực tế Việt 2017: Nhiều thị phi và trò lố

Thứ bảy, 23/12/2017 - 11:31

Năm 2017 được đánh giá là một năm “nhiều sóng gió” của các chương trình thực tế Việt.

Minh Tú - Lan Khuê, hai vị giám khảo có nhiều tranh cãi nhất trong The Face 2017. Ảnh: Tri thức trẻ

“Ngán ngẩm” về văn hóa ứng xử của nhiều nghệ sĩ

Nếu như ở mùa đầu tiên, những cái tên như The FaceVietnam IdolThe Voice… nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả thì khi đến các mùa sau vẫn không có nhiều đột phá.

Điển hình như câu chuyện của The Face 2017, nếu như khán giả mong muốn được chứng kiến các thử thách các thí sinh chuyên nghiệp hơn, những màn tranh luận mang tính chuyên môn rõ ràng của các ban giám khảo… thì nhà sản xuất lại đem lại những món ăn đã “xưa như trái đất”.

Ngay khi chuẩn bị lên sóng mùa 2, The Face đã gây sự chú ý với mâu thuẫn giữa Minh Hằng và Hồ Ngọc Hà về chiếc ghế huấn luyện viên The Face 2017. Đến lúc chính thức lên sóng, The Face tiếp tục “dậy sóng” với những cuộc khẩu chiến kịch tính giữa các huấn luyện viên và những  thử thách vẫn không khác nhiều so với các mùa trước.

Khán giả không ít lần chứng kiến mâu thuẫn giữa huấn luyện viên Minh Tú và Lan Khuê. Thậm chí có những video quay cận cảnh Lan Khuê bĩu môi, Minh Tú “nổi đóa”, ánh mắt sắc lẹm của Hoàng Thùy…

Cái bắt tay của Minh Tú - Phạm Hương tại The Look khiến nhiều người nghĩ rằng Kỳ Duyên bị cô lập. Ảnh: Tri thức trẻ

Tiếp nối những chiêu trò trong The FaceThe Look 2017 cũng lại là màn “so găng”, đối đầu của các huấn luyện viên Minh Tú – Kỳ Duyên – Phạm Hương. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa “đàn chị” Minh Tú và “đàn em” Kỳ Duyên cũng là đề tài được ống kính máy quay tập trung nhiều. Thí sinh mờ nhạt, kết quả dễ đoán, kịch tính bị lạm dụng…, The Look kết thúc cũng không để lại nhiều thiện cảm với khán giả.

Không riêng gì The FaceThe Look, sau 7 mùa lên sóng, Vietnam Next’s Top Model2017 vẫn không thoát ra được những chiêu trò cũ, khiến khán giả phát “ngấy” khi phải nhìn thấy những hình ảnh cãi vã giữa thí sinh – thí sinh, thí sinh – giám khảo, giám khảo – giám khảo. Những tưởng sự xuất hiện của các thí sinh mùa Vietnam Next’s Top Model Allstars năm nay sẽ mang đến nhiều thú vị về chuyên môn khi họ đã là người mẫu chuyên nghiệp.

Thế nhưng, vấn đề chuyên môn vẫn không là yếu tố được nhấn mạnh và khai thác triệt để. Khán giả chỉ còn nhớ về một mùa Allstars với sự “vỡ mộng” khi chứng kiến những màn ứng xử “chợ búa”, ích kỷ của các thí sinh; những hành động, lời nói khiêu khích, xúc phạm của giám khảo Nam Trung – Võ Hoàng Yến.

Vẫn biết những chương trình này được mua bản quyền format từ nước ngoài, thế nhưng cả nhà sản xuất và nhân vật đều cố quên rằng chương trình này được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam, phát sóng ở Việt Nam.

Cho dù sự giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông – phương Tây hiện nay đã được mở rộng hơn nhưng vẫn cần phải giữ trong chừng mực và phù hợp với giá trị văn hóa phương Đông.

Không thể “cố” làm cho giống với phiên bản gốc một cách máy móc như vậy. Đó là sự cưỡng chế văn hóa một cách thô bạo.

Vietnam Next’s Top Model cãi nhau "như cơm bữa". Ảnh: Báo Phụ nữ

Cũng phải thừa nhận, trong truyền hình thực tế, thí sinh, ban giám khảo tự do hành động theo quan điểm của mình. Như vậy không sai. Nhưng việc nhà sản xuất còn can thiệp "quyền năng" vào việc cắt ghép, dàn dựng lại đẩy câu chuyện sang một khía cạnh khác.

Scandal, chiêu trò hay là lố bịch?

Ngay từ lúc rục rịch tuyển sinh, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã gây sự chú ý với những “gương mặt thân quen” như Hoàng Thùy, Mâu Thủy, Mai Ngô…

Đến khi chính thức phát sóng, Mai Ngô lại tiếp tục “gây bão” với câu trả lời “Hãy tìm kiếm Mai Ngô trên Google” khi được ban giám khảo đặt câu hỏi: “Bạn đã thi cuộc thi người mẫu nào chưa?”. Sau đó, cô lại bất ngờ tuyên bố rút khỏi cuộc thin gay sau khi thông tin nội bộ tiết lộ về việc Phạm Hương chèn ép Mai Ngô trong cuộc thi.

Mai Ngô liên tục thể hiện thái độ khó chịu sau khi liên tục bị nhắc nhở về thái độ tại Hoa hậu Hoàn vũ. Ảnh: Giao thông

Không chỉ Mai Ngô, rất nhiều thí sinh khác cũng có những phát ngôn ngây ngô, thể hiện sự non nớt, thiếu chín chắn khi trả lời ban giám khảo cũng như trong các thử thách về văn hóa ứng xử.

Có lẽ câu trả lời “đi thi hoa hậu để kiếm được nhiều tiền”; “SEA Games là hoạt động thể thao của toàn thế giới. Mình không nên từ bỏ SEA Games”, SEA Games có sự tham gia của 24 nước; hay quốc tịch của người Trung Quốc là “Vạn lý trường thành”… khiến nhiều người quan ngại về thái độ trau dồi kiến thức văn hóa cơ bản của nhiều người đẹp trẻ tuổi hiện nay.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã là từ khóa “nóng hổi” sau đêm bán kết cuộc thi vẫn diễn ra, bất chấp hậu quả nghiêm trọng của cơn bão Damrey tại địa điểm tổ chức. Trước nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, ban tổ chức cuộc thi cũng phải đối mặt với yêu cầu điều tra làm rõ từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đêm bán kết Hoa hậu Hoàn vũ 2017 vẫn diễn ra ngay sau khi bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hòa. Ảnh: Thanh niên

Vẫn biết các nhà sản xuất phải đứng trước rất nhiều thách thức khi truyền hình thực tế Việt Nam đã bắt đầu thoái trào, các nhà sản xuất phải đứng trước cuộc chiến rating khốc liệt. Thế nhưng, đồng nghĩa với đó, thị hiếu của khán giả cũng bắt đầu khắt khe và hướng đến sự chuyên nghiệp hơn.

Trong khi nhu cầu của khán giả là mong muốn có những chương trình hấp dẫn cả về nội dung và hình thức, các nhà sản xuất lại tập trung hướng đến những mâu thuẫn cá nhân, câu chuyện đời tư và tạo scandal “giật gân”.

Sáng tạo nhưng chưa đủ

Sẽ là thiếu sót nếu như không kể đến một số chương tình thực tế của Việt Nam sản xuất như: Sao nhập ngũ, Siêu sao Tài năng Nhí… cũng được thực hiện bài bản. Chương trình Sao nhập ngũ cũng đã duy trì đến mùa thứ 4. Thế nhưng sức hút của những chương trình này vẫn chưa thực sự lớn đối với đông đảo công chúng.

Bên cạnh đó những chương trình như The VoiceThe Voice KidsVietnam Idol Kids… vẫn duy trì đều qua các mùa giải nhưng độ “hot” vẫn không được bùng nổ như những mùa đầu tiên.

Như vậy, các chương trình truyền hình thực tế Việt Nam năm 2017 vẫn không tránh khỏi những thị phi gây tranh cãi, câu chuyện hậu trường, đời tư nhân vật được khai thác quá đà, thay vì nội dung chuyên môn; yếu tố mới lạ cũng có nhưng chưa đủ để khẳng định chỗ đứng trong lòng khán giả./.

Theo Nguyễn Dung/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm