Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/07/2017 - 10:01
Nam ca sĩ chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong một lần hát ở nghĩa trang Trường Sơn, ngay sau khi anh hát ca khúc ‘Em ở nơi đâu’ thì tìm được mộ vô danh của 2 nữ anh hùng.
Ca sĩ Trọng Tấn.
Thời gian này Trọng Tấn đang khá bận rộn với những chương trình nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7. “Khi cả nước hướng về những tượng đài, những con người đã góp một phần xương máu, công sức để bảo vệ tổ quốc thì giới văn nghệ sĩ cũng mang tiếng hát như ngọn nến tri ân tới các anh”- Trọng Tấn nói.
Sinh ra trong thời bình, ấn tượng của anh về những người lính như thế nào?
Tôi sống trong thời bình nên những mất mát, gian khổ của chiến tranh chỉ được nghe qua những lời kể, trong những thước phim và trang sách. Thế nhưng với riêng tôi, những người lính ở rất gần. Cha đẻ, cha vợ tôi đều là lính. Tôi được nghe câu chuyện của các cụ như thần thoại.
Cha đẻ tôi là lính đặc công, trinh sát. Ông tham gia những trận đánh cuối cùng để giải phóng Sài Gòn. Đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975 thì năm 1976 tôi ra đời. Đó cũng là mùa xuân hòa bình đầu tiên của cha tôi. Từ rất nhỏ, tôi được nghe cha kể về những trận đánh trong những đêm chong đèn. Một cách vô thức, những hào hùng một thời đạn bom ngấm vào tôi lúc nào không hay. Thế nên cảm nhận của tôi về người lính rất gần.
Sau này, tôi bắt gặp hình ảnh về những người lính, về chiến trường, trận mạc trong những bài hát. Giai điệu ấy ngấm trong tôi từ tấm bé nên trở thành quen thuộc, gần gũi, thân thương.
Cảm xúc khi hát về những người lính có gì khác so với khi hát về những chủ đề khác?
Đó là cảm xúc rất khác so với khi hát những ca khúc về tình yêu. Những cảm xúc về người lính dồn nén nhiều hơn bởi đó là câu chuyện của đất nước. Đất nước trải qua chiến tranh, những thăng trầm lịch sử mới có ngày hôm nay. Đó là những trang vàng không thể quên được ghi lại bằng âm nhạc. Vì vậy, khi thể hiện những nhạc phẩm này không chỉ đòi hỏi ở người ca sĩ hát có kĩ thuật lớn mà cả cảm xúc lớn.
Trọng Tấn luôn có cảm xúc đặc biệt khi hát trong những chương trình nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Mỗi một thời điểm, một giai đoạn những nhạc phẩm về người lính lại cho tôi những cảm xúc khác nhau. Có một thời tôi hay hát ca khúc “Mẹ” của nhạc sĩ Phan Long. Một thời gian tôi lại hát ca khúc “Đất nước” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn hay một số bài hát về Quảng Trị như: “Dòng sông linh thiêng”…
Tôi nhớ nhất là khi tham gia một chương trình được tổ chức ở nghĩa trang Trường Sơn. Sau khi tôi hát xong ca khúc “Em ở nơi đâu” thì tìm được 2 ngôi mộ vô danh của 2 nữ anh hùng. Trước đó, chương trình có quay clip để nhắn tìm nhưng đến lúc diễn ra vẫn chưa có hồi âm. Tuy nhiên, khi tôi vừa dứt câu hát thì lập tức có điện thoại gọi đến. Chương trình đang phát trực tiếp, khi ấy cả tôi, anh Lại Văn Sâm và hàng triệu khán giả đều bất ngờ và xúc động. Đó có lẽ là kỉ niệm vô cùng xúc động mà tôi sẽ nhớ mãi.
Bên cạnh đó thì những chương trình được tổ chức ở Quảng Trị hay bến đò Thạch Hãn cũng khiến tôi ghi nhớ. Hầu hết các chương trình tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27/7 đều rất xúc động dù là được tổ chức ở bất cứ nơi đâu trên đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sỹ năm nay anh có tham gia chương trình nào không?
Tháng 7 là tháng tri ân để chúng ta nhớ về một thời đạn bom của dân tộc, nhớ về những người đã nằm xuống và những người đang ở bên cạnh. Từ những ngày đầu tháng 7 tôi đã tham gia những chương trình kỉ niệm nhân ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 ở một số nơi như: Quảng Nam, Đồng Lộc…
Đặc biệt, đúng ngày 27/7 tới đây tôi sẽ có mặt trong chương trình mang tên “Vết chân tròn trên cát” do nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam tổ chức tại Hà hát lớn Hà Nội.
Anh có thể bật mí những ca khúc mà anh sẽ thể hiện trong chương trình “Vết chân tròn trên cát”?
Mỗi dịp 27/7 tôi đều cố gắng thể hiện các nhạc phẩm nổi tiếng, kinh điển và có giá trị nhất với nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam. Trong chương trình “Vết chân tròn trên cát” tôi sẽ thể hiện ca khúc: “Chiều biên giới”, “Ngày mai anh lên đường”, “Bài ca bên cánh võng” và một ca khúc song ca với nữ ca sĩ Anh Thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”.
Hiện, tôi đã bắt đầu tập luyện để có thể mang đến những màn trình diễn hay nhất cho khán giả. Hơn nữa, mỗi ca khúc sẽ là một ngọn nến tri ân mà tôi muốn gửi gắm thông qua chương trình này!
Theo DUY NAM/TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên