Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiền theo khói lên trời

Thứ năm, 03/02/2011 - 19:53

(Thanh tra) - Xuất phát từ quan niệm “chia của” cho người chết, tục đốt vàng mã đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt Nam. Đã có rất nhiều ý kiến bàn bạc, phản ánh về vấn đề này, Chính phủ cũng đã vào cuộc song hiện trạng vẫn hầu như không có gì thay đổi. Người ta vẫn tiếp tục sản xuất, mua và đốt đồ vàng mã tràn lan. Hàng năm, không biết bao nhiêu tiền mua vàng mã đã bị đốt ra tro bụi.

Các ngựa đồ mã bán tại đền Hoàng Mười, Nghệ An

Đền Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An là ngôi đền lớn, nổi tiếng linh thiêng. Chúng tôi đến đền vào một ngày cuối năm. Từ sáng sớm đã thấy xe ô tô, xe máy đậu kín bãi gửi xe, từng đoàn người tập trung sắm lễ, dâng hương, xin quẻ. Nhìn biển số xe ô tô là biết khách từ nhiều tỉnh thành khác đến.             

Những bó hương cháy rừng rực do cắm quá nhiều hương, tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn.


Từ ngoài cổng đền, có khoảng trên 20 quán hàng bán đồ cúng như vàng mã, hương, bánh kẹo, hoa quả…Chúng tôi vừa xuống xe, đã có mấy người đến gợi ý sắm lễ, xin quẻ, viết sớ. Khu vực bán đồ vàng mã có rất nhiều voi ngựa được trang trí bắt mắt, bày bán công khai trước cổng đền. Người dân đi vào đền, trên đầu ai cũng đội nặng trĩu một mâm lễ đồ mã, những con ngựa giấy, những hình nhân, cùng với người dân tiếp tục đưa vào đền ngày càng nhiều.                   

Trong điện thờ và nhà bái đường, chúng tôi đã thấy có gần 30 con ngựa, con voi cùng đồ mã, vàng thỏi, vàng hoa đã được bày la liệt chờ giờ hành lễ. Được biết đây là đồ lễ của một nhóm người buôn bán, mỗi người góp khoảng 3 đến 5 triệu đồng để cùng sắm lễ vật. Giá mỗi con ngựa từ 300 đến 400 nghìn đồng.
 
Như vậy, sau buổi hành lễ, số tiền mà nhóm người mua 30 con ngựa sẽ được đốt thành tro bụi xấp xỉ 12 triệu đồng, chưa kể các thứ đồ mã khác như vàng thỏi, vàng hoa.
      
Ngày 12/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2010/NĐ/CP có hiệu lực từ ngày 1/9/2010, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá. Theo Nghị định 75, tại mục 3, điều 18 nói rõ hành vi đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử văn hoá và các nơi công cộng khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
 
Đến nay sau hơn 3 tháng Nghị định có hiệu lực, việc triển khai và thực hiện việc cấm đốt hàng mã ở các di tích lịch sử văn hoá và nơi công cộng xem ra vẫn còn nhiều vướng mắc.             

Lò hoá vàng ở đền Hoàng Mười, Nghệ An

Ông Vương Văn Nam, người dân ở Nam Đàn, Nghệ An phản ánh, bản thân vẫn chưa biết những quy định của Nghị định 75 CP về việc cấm đốt đồ hàng mã nơi công cộng. Nhiều người dân đi lễ đền chùa vẫn chưa hay biết gì về quy định này trong Nghị định 75 CP, vô tư sắm đồ mã và đốt theo ý nguyện tâm linh của họ.
   
Ông Trương Văn Thái, Trưởng Ban quản lý đền Hoàng Mười trao đổi: Nhà đền cũng đã được biết tinh thần của Nghị định 75 CP, trong đó có việc cấm đốt đồ mã ở các di tích lịch sử, văn hoá, cấm tổ chức các hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn…song thực tế nhà đền không quản lý được vì có nhiều nơi bán đồ mã. Và có người bán thì ắt có người mua.
 
Theo ông Thái, để cấm hẳn nạn đốt đồ mã, các cơ quan chức năng phải cấm hẳn việc sản xuất và bán các loại đồ mã. Ông cho biết, hàng năm, người dân trong tỉnh và khắp nơi trong cả nước đi lễ đền rất đông, nhu cầu sắm lễ mua và đốt đồ mã rất lớn, vừa rất lãng phí tiền của, vừa ô nhiễm môi trường, tạo nguy cơ hoả hoạn.  
  
Khi được hỏi chị có biết đốt ngựa để làm gì không?, một phụ nữ nhìn chúng tôi với vẻ ngạc nhiên, rồi thì thầm: “Chú không biết à, cúng ngựa để Ngài cưỡi”. Nhiều người cho rằng càng đốt đồ mã nhiều, thì thánh thần càng cho nhiều tài lộc, vì thế họ không tiếc tiền phóng tay sắm lễ để tỏ lòng thành.
      
Để tránh gây hoả hoạn, nhà đền đã xây một cái lò rất lớn để người dân đốt vàng mã. Nhìn lớp tro ở trong lò, mới thấy được việc “đốt tiền” của người dân lớn đến mức nào.
  
Đây cũng là thực trạng chung ở các đền chùa lớn trong vùng như Đền Cờn (Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu), đền Củi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), đền Bà Hải (Kỳ Ninh, Kỳ Anh)…Hiện tượng lạm dụng đồ mã đã làm sống lại tâm lý mê tín dị đoan, vốn đã rất nặng nề trong xã hội.  
   
Đốt vàng mã là phong tục đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân, rất khó cấm đoán. Làm thế nào để hạn chế tình trạng lạm dụng, lãng phí trong việc đốt vàng mã là một câu hỏi nan giải cho các cấp chính quyền, cho ngành văn hoá và cả toàn xã hội.

  Việt Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm