Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Tân
Thứ tư, 18/12/2024 - 07:00
(Thanh tra) - Nửa triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ trút xuống mảnh đất Vĩnh Linh – nơi đầu Vĩ tuyến 17 với ảo vọng đưa mảnh đất này “trở về thời kỳ đồ đá” thì con người và mảnh đất nơi đây càng bất khuất, kiên cường. Với ý chí tồn tại mãnh liệt và khát vọng chiến thắng, quân và dân Vĩnh Linh đã ẩn sâu vào lòng đất để sống và chiến đấu… tạo nên một kỳ tích về một ''lũy thép anh hùng''.
Trong những năm tháng chiến tranh, những em bé cất tiếng khóc chào đời dưới địa đạo Vịnh Mốc. Ảnh: Minh Tân
Trên vùng đất đồi bazan xuôi về hướng biển ở thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), ít ai nghĩ rằng bên dưới chân mình là một hệ thống địa đạo làng hầm Vịnh Mốc chằng chịt được đào sâu vào lòng đất bằng bàn tay, trí óc của quân và dân nơi đây. Nơi đó, để đủ cả một ngôi làng với 300 nhân khẩu, có thời điểm cao nhất với 1.200 nhân khẩu sinh sống, chiến đấu.
Khi nhắc đến Vĩnh Mốc, người ta thường hình dung ngay đến một khu địa đạo độc đáo, nơi đã khắc sâu trong lịch sử với vai trò là "làng dưới lòng đất". Nằm giữa vùng đất Quảng Trị anh hùng, địa đạo Vĩnh Mốc không chỉ là di tích lịch sử quan trọng, mà còn là biểu tượng cho tinh thần quả cảm, sự sáng tạo và khát vọng sống mãnh liệt của con người trong chiến tranh.
Năm 1965, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ ngụy bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu. Chúng tuyên bố “phải biến đất này trở về thời kỳ đồ đá”.
Với tinh thần kiên cường, “một tấc không đi, một ly không rời”, quân và dân Vĩnh Linh tiến hành ẩn sâu vào lòng đất để tiếp tục chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chi viện cho đảo tiền tiêu Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam, giữ thông mạch máu ra tiền tuyến.
Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1972, mảnh đất Vĩnh Linh chưa đầy 820km2 phải hơn 700.000 tấn bom đạn và tính bình quân mỗi người dân Vĩnh Linh phải gánh chịu khoảng 7 tấn bom đạn cùng với 800 quả đạn pháo. Dù những công trình, những làng xóm bị bom đạn san phẳng nhưng không thể khuất phục được ý chí tồn tại và chiến thắng của quân và dân nơi đây.
Địa đạo Vịnh Mốc là 114 địa đạo lớn nhỏ và được đào từ tháng 4/1966 đến tháng 12/1967. Trong thời gian gần 2 năm, với 18.000 ngày công, quân và dân nơi đây đã vận chuyển khoảng 6.000m3 đất đá ra bên ngoài chỉ bằng sự tài tình, thông minh và đôi tay trần bằng những dụng cụ thô sơ nhất. Những chiếc cuốc, xẻng được chế tạo từ xác máy bay, những sọt đựng đất được làm từ tre… đã tạo nên một ngôi làng sâu trong lòng đất.
Trong câu chuyện kể dí dỏm của các cụ già nơi đây, việc đào hầm địa đạo từ 2 đầu. Để 2 đường hầm có thể thông nhau, mọi người đã bố trí 1 cặp đôi yêu nhau mỗi đầu mỗi người, bằng “nhịp đập con tim”, họ đã đào 2 đường hầm thông lại với nhau.
Tính từ cuối năm 1965 đến năm 1968 (theo thống kê chưa đầy đủ), toàn huyện Vĩnh Linh có 114 địa đạo với tổng chiều dài hơn 40km, hệ thống giao thông hào hơn 2.000km và hàng trăm tiểu đạo khác, trở thành những làng hầm - lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Từ các làng hầm, hệ thống giao thông hào được nối ra đồng, từ hầm này đến hầm khác, từ thôn này đến thôn khác, xã này đến xã khác… tạo nên một hệ thống làng hầm Vĩnh Linh đầy kỳ tích.
Với chiều dài đường hầm 1.060,25m (chưa bao gồm các ngách, căn hộ...); chiều cao đường hầm từ 1,7 - 1,8m, địa đạo Vĩnh Mốc có 13 cửa ra vào (có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển). Địa đạo Vịnh Mốc được chia thành 3 tầng: Tầng 1, sâu cách mặt đất từ 8 - 10m, có chiều dài 421,82m; tầng 2, sâu cách mặt đất từ 12 - 15m, dài 508,08m; tầng 3, sâu cách mặt đất 20 - 23m, dài 130,35m.
Để tiện cho điều kiện sinh sống, dọc 2 bên đường hầm được khoét sâu vào bên trong vách tạo nên những “căn hộ gia đình” đặt vừa chiếc chõng tre và có thể đủ chỗ sinh hoạt cho 2 đến 4 người. Để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và sẵn sàng chiến đấu, trong đường hầm còn có các công trình khác, như: Bảng tin, nhà hộ sinh, giếng nước, nhà vệ sinh, trạm xá, trạm phẫu thuật, bếp nấu ăn Hoàng Cầm. Ngoài ra, trong đường hầm còn có hội trường với sức chứa từ 50 - 60 người, dùng để làm nơi hội họp, xem phim, biểu diễn văn nghệ.
Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt đó, giữa mưa bom, bão đạn và chằng chịt hố bom trên mặt đất thì mầm sống vẫn sinh sôi dưới hàng chục mét âm lòng đất khi 17 cháu bé đã ra đời ở dưới làng hầm địa đạo Vịnh Mốc. Còn tính 114 địa đạo trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã có 63 đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời giữa tiếng bom rơi, đạn nổ.
Vừa sống, vừa chiến đấu, địa đạo Vĩnh Mốc còn là nơi bộ đội và Nhân dân nơi đây tổ chức hàng trăm chuyến thuyền nan cảm tử vượt biển với hơn 30km để vận chuyển, cấp cứu thương binh và tiếp vận cho đảo tiền tiêu Cồn Cỏ. Từ sâu dưới lòng đất, Nhân dân và các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn có thể vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tác chiến để đánh trả các cuộc tấn công của kẻ thù, góp phần cùng với quân và dân cả nước hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, địa đạo Vĩnh Mốc đã trở thành một di tích lịch sử quốc gia, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây không chỉ là một điểm đến lịch sử mà còn là biểu tượng sống động về sức mạnh của con người và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vào ngày 22/12/2024 tới đây, giải chạy Marathon mang tên "PV GAS - Hành trình năng lượng xanh" chính thức được Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khai mạc tại Hà Nội, mở đầu cho chuỗi sự kiện xã hội – thể thao sôi động ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là hoạt động chào mừng thành công năm 2024, khi PV GAS trở thành điểm sáng năng lượng Việt Nam, liên tiếp chinh phục những cột mốc vươn tới để mở rộng bản đồ cung ứng nguồn khí sạch toàn diện, linh hoạt và rộng khắp trên toàn đất nước.
(Thanh tra) - Nửa triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ trút xuống mảnh đất Vĩnh Linh – nơi đầu Vĩ tuyến 17 với ảo vọng đưa mảnh đất này “trở về thời kỳ đồ đá” thì con người và mảnh đất nơi đây càng bất khuất, kiên cường. Với ý chí tồn tại mãnh liệt và khát vọng chiến thắng, quân và dân Vĩnh Linh đã ẩn sâu vào lòng đất để sống và chiến đấu… tạo nên một kỳ tích về một ''lũy thép anh hùng''.
Minh Tân
07:00 18/12/2024Minh Tân
07:00 18/12/2024TC
21:39 17/12/2024Dạ Quang
20:54 17/12/2024Thái Hải
20:48 17/12/2024Lâm Ánh
PV
Chu Tuấn
Bùi Bình
Vũ Linh
Hà My
N. Phó
Uyên Uyên
Trần Quý
Hoàng Nam
Uyên Uyên