Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

No ăn đắt bói, đói ăn đắt khoai

Chủ nhật, 08/01/2012 - 10:32

(Thanh tra) - Theo sách Kho tàng tục ngữ người Việt (Nguyễn Xuân Kính chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002), đơn vị tục ngữ này có 9 bản, công bố ở các sách :

Khi no đủ, mọi người có điều kiện chăm lo đến các mặt của đời sống tinh thần đa dạng, trong đó có đời sống tâm linh. Ảnh: Hồng Anh

- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nguyễn Lân, tr.217

- Nam phong ngạn ngữ, Nguyễn Can Mộng, tr.11

- Tục ngữ câu đố ca dao dân ca Việt Nam, Mã Giang Lân, tr.15

- Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, Vương Trung Hiếu, tr.42

- Tục ngữ puong dao, Nguyễn Văn Ngọc, tập 1, tr.214

- Tục ngữ Việt Nam, Chu Xuân Diên, tr.225

- Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam tập IV, quyển 1 - Tục ngữ ca dao, Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, tr.114

- Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam, Việt Chương, quyển hạ, tr.293

- Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Vũ Dung, tr.598

Đồng thời, có thêm 1 dị bản: “No ăn thì đắt bói, đói ăn thì đắt khoai”, công bố ở 2 sách:

- Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, Vương Trung Hiếu, tr.294

- Tục ngữ Việt Nam, Chu Xuân Diên, tr.282

Với 11 lần xuất hiện trên các sách sưu tầm tục ngữ, chúng ta có thể tin rằng, hiện tượng xã hội đúc kết trong đơn vị tục ngữ trên đã được công chúng chấp nhận và trở thành một quan niệm chung của nhân dân.

Tuy nhiên, tục ngữ thường có các lớp trường nghĩa rộng và hẹp, trước đây gọi là nghĩa bóng và nghĩa đen. Vậy, chúng ta cần tìm hiểu thực chất những điều cơ bản mà nhân dân gửi gắm trong đó.

Sự đối lập giữa no và đói
Đây là hai tình trạng thực tiễn đối lập nhau một cách rõ rệt. Trước hai tình trạng đó, cách ứng xử của con người cũng khác biệt. “Đói cơm đắt khoai”, khi bị đói người ta lo mua khoai ăn là giải quyết một nhu cầu vật chất thiết thực để chống đói. “No cơm đắt bói”, trái lại khi đã no đủ, người ta mới quan tâm đến những việc thuộc phạm vi tâm lý, tinh thần.

Trong kho tàng tục ngữ người Việt có các đơn vị đối chiếu giữa no và đói sau đây:

1.No chê cơm nguội, đói đánh cả rau thiu

2.No chê cơm tẻ, đói nhá cơm thiu

3.No ba ngày Tết, đói ba tháng hè

4 No bụng, đói con mắt

Trong 4 đơn vị tục ngữ có hình thức đối chiếu này, chỉ có đơn vị 1 và 2 thực sự chỉ ra sự đối lập về ứng xử của con người giữa hai tình trạng khác nhau là no và đói.

No: sống kiểu cách
Đói:  hết cả kiểu cách, chỉ lo miếng ăn, bất kỳ
 
So sánh với tục ngữ “no cơm (thì) đắt bói, đói cơm (thì) đắt khoai”, công thức đối lập cũng tương tự.

No: lo đến đời sống tinh thần, tâm linh
Đói: không nghĩ đến đời sống tinh thần, chỉ lo miếng ăn, loại thường

Tóm lại, qua việc so sánh hai tình trạng no và đói, tác giả dân gian muốn nêu lên một số nhận định: Đời sống vật chất, miếng ăn quyết định cách ứng xử của con người. Đây thuộc về tư tưởng coi trọng thực tế của người Việt. Một trường hợp cụ thể là, khi no người ta mới nghĩ đến xem bói, một khía cạnh của đời sống tinh thần; còn khi đói thì chỉ lo đến miếng ăn.

Liên hệ đến đời sống xã hội hiện nay, chúng ta thấy có sự phù hợp. So với những năm trước đổi mới, hiện nay nhân dân tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động văn hóa như: Hội hè, cầu siêu, gọi hồn, xem bói, lên đồng, chăm sóc mồ mả Tổ tiên, xây dựng đền thờ, chùa chiền, từ đường, viết gia phả… Trước tình hình ấy, có người tỏ ra lo lắng cho rằng, đó là một tình hình phức tạp. Thực ra, đúng như tục ngữ đã đúc kết, đây là dấu hiệu của một xã hội có chiều hướng no đủ, mọi người có điều kiện chăm lo đến các mặt của đời sống tinh thần đa dạng, trong đó có đời sống tâm linh. Về cơ bản, đó là một điều đáng mừng, do đường lối đổi mới đem lại. Tuy nhiên, dầu sao vẫn có những ảnh hưởng phụ, chúng ta cần điều chỉnh nhẹ nhàng và thận trọng.

GS.TSKH Phan Đăng Nhật

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm