Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những bộ phim suýt bị cấm chiếu vì... quá nóng của màn ảnh Việt

Thứ sáu, 09/10/2015 - 14:52

Nền điện ảnh Việt Nam đã chứng kiến nhiều cái tên bỏ cả núi tiền để thực hiện nhưng lại tưởng chừng không thể ra mắt công chúng vì cửa kiểm quyệt.

Từ xưa đến nay, những cảnh nóng trong các bộ phim Việt luôn được soi xét rất kỹ. Mặc cho các nhà làm phim có kiên quyết cỡ nào cảnh nóng là nghệ thuật, là để thể hiện linh hồn tác phẩm thì vẫn cần có một sự đánh giá, lựa chọn cẩn thận để phù hợp với thời điểm, văn hóa dân tộc. Vậy cho nên đã có những cái tên phải chịu số phận long đong lận đận vì những cảnh này đến nỗi suýt bị cấm chiếu.

Làng Vũ Đại ngày ấy (1982)

Ra đời trong thời kỳ Việt Nam rục rịch đổi mới, "Làng Vũ Đại ngày ấy" đã có một cảnh táo bạo đến mức không ai ngờ có thể xuất hiện lúc bấy giờ. Đó là cảnh Chí Phèo "cưỡng bức" Thị Nở ở vườn chuối. Là một sự kiện rất ý nghĩa trong nguyên tác của Nam Cao, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã nhất quyết không cắt cảnh này đi.

Mặc dù phải quay đi quay lại nhiều lần, nỗ lực ấy "chỉ" tạo ra một cơn chấn động tai tiếng trong giới phê bình. Sau khi hoàn thành, bộ phim đã phải cắt bỏ nhiều lần nhưng mãi vẫn không được duyệt. Phải đến khi đích thân Tổng bí thư Trường Chinh đến xem và yêu cầu giữ lại vì cắt đi thì "sẽ không còn là Chí Phèo nữa" thì "Làng Vũ Đại ngày ấy" mới được chiếu tạp các rạp.

Cô gái trên sông (1987)

Cô gái trên sông” xoay quanh số phận của Nguyệt, cô gái hành nghề “bán hoa” trên sông Hương tình cờ cứu giúp một chiến sĩ cách mạng và phải lòng anh. Trong phim có những cảnh nóng như cảnh làm tình của những cô gái giang hồ hay hình ảnh Nguyệt khỏa thân... Cũng vì đóng cảnh nóng trong bộ phim này mà gia đình của nghệ sĩ Minh Châu rơi vào cảnh lục đục.

Cô gái trên sông” đã phải chịu búa rìu dư luận khá nhiều trước khi được ra rạp. Những phản ứng gay gắt phần nào khiến đoàn làm phim lo ngại phim sẽ bị cấm chiếu. May sao bộ phim cuối cùng cũng được duyệt và khán giả rần rần tới rạp xem. 

Đêm hội Long Trì (1989)

Đêm hội Long Trì” khi được chiếu đã khiến khán giả vô cùng bất ngờ với một loạt các cảnh nóng. Dù vậy, đó chẳng phải là toàn bộ những cảnh đã được quay. Do nói về chúa Trịnh Sâm ham mê sắc dục vô độ, nhiều cảnh quay cho đến giờ vẫn được xem là táo bạo đã được ghi hình.


Tuy nhiên cũng vì quá mạnh bạo, bộ phim đã gặp rắc rối và phải kiểm duyệt đi kiểm duyệt lại. Cũng nhờ “Hồi đó có tiếng ra tiếng vào phim nhiều cảnh hở hang, khỏa thân, nhưng ông Hải Ninh quyết hết. Ông là đạo diễn số 1 khi đó nên có “sợ” gì đâu, bởi ông tự tin tay nghề của mình vững thì có thể làm đến nơi đến chốn” nên dù có bị cắt bớt, đa phần cảnh nóng vẫn được giữ lại và “Đêm hội Long Trì” được ra lò, trở thành một trong những bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ 20.

Số đỏ (1990)

Số đỏ” là bộ phim đã làm nên tên tuổi của nhiều nghệ sĩ lớn như NS Quốc Trọng, NSND Như Quỳnh, NSND Trần Tiến, NSND Trịnh Thịnh, NSƯT Phạm Bằng... Khi thực hiện, vì muốn phim mang tính trào phúng sâu cay, đạo diễn Hà Văn Trọng đã quyết định đưa nhiều cảnh táo bạo lên màn ảnh như cảnh Hoàng Hôn nằm lả lơi trên giường hay cô Tuyết nằm khỏa thân trên giường sau cuộc ân ái với Xuân tóc đỏ...


Sau khi ra rạp thì “Số đỏ” đã tạo nên một cơn sốt vé cực lớn. Tuy nhiên, đúng lúc đó thì bộ phim lại được lệnh cấm chiếu vì cho rằng trong phim có nhiều cảnh hở hang, phản cảm. Cũng nhờ Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đích thân tới xem và duyệt, “Số đỏ” mới lại được lưu hành. 

Trung úy (2010)

Lấy đề tài chiến tranh, ”Trung úy” của đạo diễn Hà Sơn là một bản tình ca chân thật của một thế hệ đã đi qua chiến tranh với những khát vọng tình yêu mãnh liệt. Phim xoay quanh nhân vật trung úy Hà được giao nhiệm vụ dẫn đội đặc công đánh chiếm sân bay địch. Để làm vậy, anh đã nhờ cô gái dân tộc Sipha giúp đỡ. Sipha chỉ đồng ý giúp Hà nếu anh thực hiện điều kiện của cô...

Kịch bản của ”Trung úy” được đạo diễn Hà Sơn ấp ủ từ năm 1988. Đến năm 2007, bộ phim mới chính thức được bấm máy. Dù vất vả trong quá trình thực hiện đến vậy, "Trung úy" từng bị tuýt còi “việt vị” vì phim làm "để phục vụ kỷ niệm, cúng cụ hoặc cất vào kho" nhưng lại có nhiều cảnh "nóng".  Phải 2 năm sau khi hoàn thành, bộ phim điện ảnh này mới được ra mắt khán giả.

Bi, đừng sợ (2010)

Bi, đừng sợ” là một tác phẩm đã được vinh danh ở nhiều liên hoan phim quốc tế của đạo diễn Phan Đăng Di. Tuy nhiên, khi chiếu ở Việt Nam bộ phim chỉ là một phiên bản “cắt nát” nếu không muốn “mòn đít” trên ghế chờ kiểm duyệt. Đã có đến 5 “cảnh nóng” đắt giá bị bỏ đi khiến người xem khó đánh giá được chất lượng thực của bộ phim.

Những cảnh bị cắt là những cảnh mà theo hội đồng duyệt hơi... sexy, hơi nóng. Khoảng 5-6 phút gì đó, tôi thấy tiếc lắm. Vấn đề chính của phim này xoay quanh những bí mật trong cuộc sống của người lớn mà một phần quan trọng trong đó là đời sống tình dục. Đó là một trong những chủ đề lớn của phim nên phải cần đến những cảnh nóng để người xem hiểu. Do vậy nếu chúng bị cắt đi thì phim sẽ trở nên hơi mơ hồ. Giá như phim được giữ lại những cảnh đó và quy định độ tuổi thích hợp được xem thì tốt hơn rất nhiều”, đạo diễn Phan Đăng Di tâm sự.

Đập cánh giữa không trung (2015)

Đập cánh giữa không trung” của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp có không ít cảnh mô tả rất trực tiếp và bạo liệt. Từng được công chiếu ở nhiều nước trên thế giới và nhận không ít giải thưởng từ các liên hoan phim trong năm 2014 nhưng phải đến tận đầu năm nay, bộ phim mới ra mắt khán giả trong nước.

Số phận lận đận của “Đập cánh giữa không trung” đương nhiên là vì những cảnh quá nóng giữa các nhân vật Huyền với Tùng, hay Huyền với Hoàng... Buộc phải chỉnh sửa và cắt ngắn cho phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp vẫn mạnh mẽ phát biểu: "Tôi hiểu phim của tôi. Nó có những gai góc nhất định nhưng đó là những gai góc không nằm trong phạm vi nhạy cảm hay có yếu tố đi ngược với thuần phong mỹ tục.”

Theo Thiên Thanh/Depplus/MASK

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm