Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngôi đền linh thiêng

Thứ năm, 07/03/2013 - 16:04

(Thanh tra) - Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến, Xuân về, dòng người khắp nơi nô nức đi trẩy hội. Sau khi đi Phủ Dày, một trong những địa điểm hấp dẫn, thu hút du khách thập phương đến vãn cảnh, thắp hương đền Sòng Sơn (thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Đây là ngôi đền được cho là “linh thiêng” nhất xứ Thanh.

Lễ hội đền Sòng Sơn. Ảnh: Đặng Anh

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh - một trong "Tứ bất tử" của người Việt Nam từ xa xưa.

Tương truyền, Mẫu Liễu Hạnh là Công chúa của Ngọc Hoàng vì vi phạm một lỗi nhỏ làm mẻ một chiếc chén ngọc nên bị đầy xuống trần gian vào thời Lê Trung Hưng. Hết hạn, Ngọc Hoàng gọi Mẫu Liễu Hạnh về trời.

Đến năm Đinh Tỵ (1557), vào ngày 13/8, Mẫu Liễu Hạnh tiếp tục được giáng trần lần thứ hai, thác sinh vào một gia đình ở Phủ Dày (Nam Định). Sau đó, Mẫu Liễu Hạnh lấy chồng là Đào Lang, sinh được 2 người con và mất năm 21 tuổi.

Do quen với cuộc sống trần gian, Liễu Hạnh lại xin Ngọc Hoàng cho tái sinh lần thứ ba. L
ần này, Mẫu Liễu Hạnh có hai đệ tử là Quế nương và Nhị nương vốn là Tiên nữ được Ngọc Hoàng cho theo hầu. Nơi giáng trần lần thứ ba này là phố Cát, huyện Thạch Thành. Lần này, Mẫu Liễu Hạnh được phép về trời hay trở lại hạ giới tuỳ thích không giới hạn thời gian để được du ngoạn khắp đó đây.

Tại nơi này, trước kia gọi là Sùng Sơn, khi xảy ra đại chiến giữa quân của Tiền Quân Thánh và quân của Mẫu Liễu Hạnh.
Sau khi được Thánh Mẫu nhập hồn, báo mộng, nhân dân làng Cổ Đam đã dựng lên một ngôi đền để thờ Mẫu gọi là đền Sùng Trân, nay gọi là đền Sòng Sơn. Tại đây, Mẫu Liễu Hạnh hiển thánh để khuyến thiện, trừ ác. Từ đó hàng năm vào ngày 26/2 Âm lịch nhân dân trong vùng đều làm lễ tạ ơn Thánh Mẫu và phong là “Thần nữ”.

Lễ hội Đền Sòng gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chính là rước Thánh Mẫu từ đền Sòng đến đền Chín Giếng và tế nữ quan. Thủ tục trong lễ hội không nhiều nhưng được sắp đặt chặt chẽ và theo một qui trình nhất định. Vật lễ gồm hoa quả, bánh kẹo, xôi gà, xôi thịt. Một số địa phương quanh vùng còn làm bánh chưng, bánh lá răng bừa, bánh nếp, bánh mật, bánh trôi đem tới dâng lễ...

Đền Sòng Sơn. Ảnh: Văn Thanh


Việc cúng lễ, theo tài liệu xưa ghi lại thuộc phụ nữ đảm nhiệm, gọi là bà đồng. Bà đồng thường là những người sống độc thân từ hồi còn trẻ, tự nguyện làm nghề đồng và coi giữ ngôi đền Thánh Mẫu, hầu Mẫu, hầu Thánh bằng nhiều hình thức như lên đồng, nhảy đồng... còn đàn ông thường chỉ đánh đàn và hát chầu văn.

Trong thời gian mở hội, các bà đồng phải ở ẩn và ăn chay để giữ cho lòng mình luôn thanh sạch. Ngày nay, việc cúng tế không chỉ do phụ nữ đảm nhiệm mà thuộc về các bản hội. Các bản hội thường tổ chức chuẩn bị và tập luyện trước kỳ khai hội khoảng một tháng. Ngoài ra còn có bản hội ở các tỉnh, thành phố khác về hội lễ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...

Trình tự cuộc tế lễ như sau: Già làng Cổ Đạm sau khi thắp một tuần nhang cáo yết cầu Thánh ban cho dân làng một năm an khang vật thịnh... thì bắt đầu tổ chức rước Mẫu. Tượng Thánh Mẫu được ngự kiệu từ chính tẩm rước qua cung Đệ nhị, Đệ tam và rước quanh đền. Việc rước này theo quan niệm của nhân dân là để cho Thánh Mẫu có thể quan sát lại cảnh vật, đất đai, sông núi xưa...

Đi trước đoàn rước là chiêng, trống, rồi đến bàn thờ đặt những lễ vật và đồ tế khí (chỉ có bà đồng mới có đặc ân được gánh trên vai những thứ thiêng liêng ấy). Trên bàn thờ bày biện đồ cúng tế, hòm đựng những đồ giấy màu vàng óng ánh và tô màu sắc tượng trưng cho quần áo, hoa khăn của Thánh Mẫu, tiếp theo sau là kiệu Thánh Mẫu. Mười sáu cô gái đồng trinh trang phục quần áo sặc sỡ đi giật lùi trước kiệu của  Thánh Mẫu. Sau kiệu cũng có mười sáu cô gái đồng trinh giơ cao những lư hương, tung hoa, cầm tán che cho kiệu. Các cô gái được chọn tham gia tế lễ đều là những thiếu nữ tuổi từ 14 đến 16 tuổi, nết na, xinh đẹp, gia đình hòa thuận, an khang.

Sau khi rước Thánh Mẫu vào chính tẩm an vị, bắt đầu vào tế nữ quan, cuộc tế kéo dài tới nửa ngày.

Sau khi được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa, thắng cảnh, đền Sòng thuộc sự quản lý của Ban Văn hóa thị xã Bỉm Sơn. Trong những năm qua, ngôi đền được quy hoạch, tôn tạo, tu bổ đẹp đẽ hơn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của đông đảo nhân dân cả nước.

                                                                                  
Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm